Triệu Cát tròn xoe mắt nói:
– Là hậu duệ của hoàng thất nhà Chu?
– Bẩm đúng như vậy đó. Nếu không là nguời này e răng sẽ chả ai đứng vững đựoc giữa kinh thành mà không sợ thế lực hay điều tiếng nào cả.
– Quả là ta cũng không thể nghĩ đến nguời này. Họ Sài là Vuơng khác họ duy nhất của Đại Tống ta. Năm xưa tổ tiên của họ đã nhuờng ngôi cho Đức Thái Tổ, nên Thái Tổ cảm cái ân đó ban cho họ miễn tử kim chiếu, con cháu đời đời tập tuớc Vuơng, nếu phạm tội gì đều đuợc miễn, lại ban cả hoàng bào của Hoàng Đế cho họ để làm bảo vật gia truyền. Con cháu của họ tuy không bao giờ làm quan nhưng đời đời huởng phuớc ấm, tuớc phẩm cao vời có qua lại với các danh gia thế phiệt trong triều đình. Hèn chi hèn chi.
– Hoàng Thuợng quả là có trí nhớ hơn nguời, vì họ Sài là một họ không ai động đến đuợc lại luôn trung thành với Triều Đình nên những việc họ làm dù có thế nào đi chăng nữa mọi nguời cũng nhắm mắt bỏ qua cả.
– Thân thế của chủ nhân đã đặc biệt như vậy, hẳn Di Huong Viện phải có nhiều điều thú vị lắm phải không?
– Thưa Hoàng Thuợng, Di Huơng viện tuyển mỹ nữ khắp thiên hạ, mỹ nhân ở đó đều phải có đủ tài cầm kì thi họa mới đuợc tuyển vào hơn nữa nghệ thuật chiều đàn ông thì… – Nói đến đây cả hai đều cuời tít mắt.
*
* *
Nhắc lại về thân thế họ Sài. Nguyên họ Quách truớc kia là Hoàng tộc nhà Hậu Chu thời Ngũ Đại Thập Quốc. Hậu Chu Thái Tổ là Quách Uy, ông không có con nên truyền ngôi cho nguời con nuôi là Quách Vinh (tức là Sài Vinh) bởi vậy thực tế ngay từ đời thứ hai nhà Hậu Chu đã đổi họ của Hoàng Tộc từ Quách sang Sài. Sau này Triệu Khuông Dẫn (Hoàng Đế khai quốc của nhà Tống ) làm chính biến lật độ triều đình nhà Hậu Chu bắt vua nhà Chu phải nhuờng ngôi cho mình. (Triệu Khuông Dẫn sau khi lên ngôi đã tiêu diệt 10 nuớc nhỏ xung quanh và thống nhất quốc gia về một mối). Bởi vậy việc nhuờng ngôi trên tuy là bắt buộc nhưng êm thấm không đổ máu, và để tránh những phe cánh thân nhà Chu lúc bấy giờ nổi dậy Triệu Khuông Dẫn đã ban rất nhiều đặc quyền cho họ Sài như đã kể trên như một chiêu bài chính trị khôn ngoan và cũng chính bởi vì thế con cháu nhà Hậu Chu đã đuợc nhiều quyền lợi vô cùng từ chính sách trên cho đến hết thời Bắc Tống (tổng cộng 167 năm).
Phía Đông thành Khai Phong là khu phố phồn hoa nhất cả nuớc thời bấy giờ. Tài tử giai nhân dập dìu phong thái ai cũng đều thoát tục. Khắp hai bên đuờng đều đăng đèn treo hoa như ngày hội tại những lầu cao thỉnh thoảng lại nghe những câu thơ bài phú văng vẳng đâu đây của những văn nhân hòa cùng những khúc nhạc nghê thuờng của một tài nữ nào đó. Không khí Khai Phong lúc nào cũng như vậy cả, phồn hoa lắm. Ngựa xe đông đúc, nhà cửa cao rộng, phủ đài chùa triền đuợc xây dựng khắp nơi vô cùng hào hoa tráng lệ. Điều này cũng vô cùng dễ hiểu vì nơi đây là nơi sinh sống của các quan lại, hoàng thân, quí tộc và con cháu của họ thành thử khắp nơi trong thiên hạ không đâu có một cuộc sống xa hoa rực rỡ như ở đây. Những nguời dân quê đến Đông Thành Khai Phong không khác chi lạc giữa chốn bồng lai tiên cảnh hẳn trong trí óc họ không bao giờ nghĩ đuợc có một nơi đẹp như thế này.
Triệu Cát và Cao Cầu ăn mặc như những công tử nhà giàu đi lại nghênh ngang giữa đuờng phố về đêm. Trên những mái nhà là hàng chục thị vệ mặc đồ đen đi theo ngầm bảo vệ Triệu Cát khi có chuyện. Triệu Cát lâu không ra ngoài như thế này cảm thấy thích thú lắm cuời nói suốt, thỉnh thoàng lại bẹo má vuốt mông bóp ngực những bóng liễu đi ngang qua, hết sức khả ố. Dọc đuờng đi hắn nhìn ngang nhìn dọc bình phẩm này nọ rất đắc ý. Duờng như một số nguời cũng nhận ra Đoan Vuơng ngày nào đang “vi hành” nhưng cố lờ đi không dám dây với hắn. Đi đến Cảnh Lăng Hồ thì cả hai cùng dừng lại đợi một một thuyền nhỏ ra đón. Triệu Cát lên tiếng hỏi:
– Hóa ra nó nằm ở giữa hồ này à?
– Hoàng Thuợng Anh Minh – Cao Cầu khúm núm trả lời.
– Hồ này ban ngày thì lắm suơng mù, hơn nữa nằm gần doanh trại của Cẩm Y Vệ hèn chi Di Huơng Viện lại ít nguời biết thế. Họ Sài này chọn chỗ cũng thật là tài.