Bé Hai không trả lời câu hỏi của Bạch Liên mà hỏi lại:
– Bộ họ không biết hả?
Bạch Liên cười lớn hơn:
– Làm sao cô biết được. Hay là chúng mình tới gặp má Bé Hai đi.
Bé Hai lắc đầu nói:
– Bây giờ thì chưa được đâu. Phải tới gần tối má em mới kêu em về.
An nói:
– Thì chúng mình cứ tới nhà má em chơi cho biết, có sao đâu.
Bé Hai gật đầu. Cả ba dắt tay nhau ra khỏi nghĩa trang. Đi một lúc, thấy có chiếc xe hơi chạy ngược về phía trung tâm thành phố. Bé Hai nói:
– Chúng mình nhẩy vào cái xe kia đi cho nhanh nhé. Bạch Liên và An cùng đồng ý, cả ba nhẩy vô chiếc xe đang chạy. An hỏi:
– Từ hồi nào tới giờ em di chuyển bằng cách nhẩy vô xe người ta à?
Bé Hai cười.
– Lúc lâu lắm rồi em không biết, cứ đi bộ hoài. Có bữa chui vô một chiếc xe hơi chơi, nó chạy làm em hết hồn, nhưng sau đó thấy không sao, từ đó em đi đâu cũng nhẩy đại vô xe người ta cho nhanh.
Xe tới một ngã tư, quẹo trái. Bé Hai la lên:
– Chúng mình đổi xe đi.
Nói xong cậu bé không chờ ai trả lời, nhẩy ngay sang một chiếc xe chạy bên cạnh. Bạch Liên và An theo chân cậu bé liền. Cứ như thế, mọi người đổi từ xe này qua xe khác cho tới khi bé Hal nhẩy xuống lề đường, mỉm cười chỉ vào một khu chung cư nói:
– Nhà má em ở chỗ đó.
Bạch Liên mỉm cười nói:
– Em thường hay về nhà bằng cái kiểu này lắm hả?
Bé Hai lắc đầu.
– Không phải đâu, thường thường thì em ở luôn với má em. Thỉnh thoảng lắm mới trở về nghĩa địa coi xem có ai mới tới không thôi.
Như vậy bữa nay may mắn anh chị gặp được em hả?
-Dạ, đã lâu lắm rồi em mới lại được nói chuyện thoải mái như thế này.
– Thế từ trước tới giờ em không có bạn bè gì sao?
– Có chứ, nhưng chỉ được ít lâu là mọi người lại đi hết. Em cũng không biết tại sao.
– Em có đưa ai về nhà bao giờ không?
– Không có ai thích theo em về nhà má em đâu.
– Tại sao vậy?
– Ở đó ồn ào, không thích hợp với họ!
– Em có thấy ồn ào thực không?
– Dạ có.
– Tại sao em ở đó được?
– Bây giờ thì em quen rồi.
– Thế lúc em mới chết thì sao?
– Cũng khó chịu lắm. Bởi vậy em về nghĩa trang hoài. Nhưng sau này cũng lười biếng nên không đi đi về về nữa.
Nói tới đây, bé Hai đã đi tới một căn chung cư ngay ở từng trệt. Phía cửa ngoài An nhìn thấy ngay một tấm biển nho nhỏ đề mấy chữ “Cậu Hai Trạng” trên một tấm ngỗ vuông vắn, sơn đỏ chót.
Cả ba xuyên tường vô trong nhà. Chiếc bàn thờ thật lớn choáng ngay chính giữa nhà. Cốt tượng to như một đứa trẻ lên ba, ngồi xếp bằng trên tòa sen, hình dáng tương tự như Đức Phật Tích Ca. Nhưng nhìn kỹ thì không phải là tượng Phật, vì khuôn mặt của bức tượng như một đứa trẻ nít, lại đang nhoẻn miệng cười. Hai tai có đeo bông hột xoàn lấp lánh. Cườm tay lại đeo một chiếc lắc vàng y bóng lưỡng.
An tới thực gần nhìn cho kỹ mới thấy ba chữ Cậu Hai Trạng đề ngay ngắn phía dưới tòa sen.
Hương khói trên bàn thờ nghi ngút. Mấy bình bông tươi thắm rặt một mầu vàng. Có cả hoa hồng, hoa cúc, hoa vạn thọ, mỗi loài hoa một vẻ, nhưng chúng giống nhau cùng một mầu sắc. Tuy không phải y hệt, nhưng tất cả đầu là một mầu vàng. Có bông vàng đậm, có bông vàng lợt, có bông vàng như nghệ, cũng có bông vàng óng ánh như kim loại thực sự. An hỏi:
– Hình như má em chỉ thích bông mầu vàng thôi hả?
Bé Hai lắc đầu, trả lời:
– Không phải ý kiến của má em đâu.
– Vậy của ai?
– Là của chú Bẩy.
An tò mò hỏi:
– Chú Bẩy là ai vậy?
– A, chú là chồng của cô Bẩy.
An phì cười, nói:
– Chắc chắn là như vậy rồi, nhưng cô Bẩy là bà con thế nào với cháu mà chú Bẩy lại có quyền chưng bông trên bàn thờ này vậy?
Bé Hai cười khúc khích.
– Chú Bẩy với cô Bẩy làm ăn với mẹ cháu mà. Bà con là cái gì hả cô?
An ngồi xuống ghế, kéo bé Hai vô lòng, giải thích:
– À bà con là thí dụ như anh em chẳng hạn.
Bé Hai lắc đầu nguầy nguậy, nói:
– Như vậy thì cô và chú Bẩy không phải là bà con gì với mẹ cháu đâu.
An vừa định hỏi thêm thì một người đàn ông khoảng hơn ba mươi, nhưng đầu tóc bạc phơ bước ra. Dáng điệu trầm ngâm, miệng hình như đang lẩm bẩm một điều gì. Trên tay anh cầm một cuối tập và cây viết chì. Bỗng anh gật gù ngâm lớn mấy câu thơ:
Ta thấy tình ta mọc miếu đền
Giữa chân lăng Bác nổi lên trên
Nơi này dân gian sao hiểu nôỉ
Ban đêm… ban đêm… ban đêm… ban đêm…
Ngâm tới đây anh ta có vẻ túng túng, lấy bút chì gạch lia lịa trên giấy, miệng lẩm bẩm:
– Ban đêm… ban đêm… ban đêm thì còn nhìn thấy mẹ gì nữa cơ chứ. Không được, không được. Chẳng lẽ là ban ngày sao? À, còn chữ “hiểu” sai bố nó luật bằng trắc rồi.
Đổi lại “làm sao hiểu”. Chữ “sao” mới đúng luật mà giữ được nguyên ý của mình. Tuyệt diệu, tuyệt diệu.., nhưng mà ban đêm làm cái gì đây…
An phì cười hỏi bé Hai:
– Ông này là chú Bẩy hả?
Bé Hai gật đầu.
– Dạ, chú Bẩy đó chú.
– Chú Bẩy là thi sĩ hả?
– Dạ, cháu thấy người ta gọi chú Bẩy như vậy?
Bạch Liên im lặng từ nãy tởi giờ mới xen vô hỏi:
– Bộ giờ này Chú Bẩy không đi làm sao, còn Cô Bẩy đâu?
Bé Hai nhìn Liên ngơ ngác.
– Chú Bẩy có làm gì đâu, Cô Bẩy đi đâu rồi.
Bạch Liên mỉm cười.
– Còn má em đâu?
Bộ mặt bé Hai nghệt ra, ấp úng lập lại lời Bạch Liên.
– Ờ! ờ? má em đâu?
Bỗng cậu bé đứng dậy, chạy nhanh vô buồng một lúc tồi chạy ra, miệng cười khúc khích.
– Má em đang ngủ đây nè.
An tò mò đi lại cửa buồng nhìn vô trong. Chàng giật mình vì thấy một người đàn bà ăn mặc thực lạ lùng nằm ngủ trên giường. Mầu sắc quần áo thực lòe loẹt. Chiếc áo bà ba đỏ chót, viền đen, trắng vàng tứ tung, Chiếc quần trắng bằng lụa mỏng tênh, nhìnrõ quần lóthằn lên bờ mông tròn vo, chạy dài vô trong đen ngòm. Hình như người đàn bà ngày bị tật, cặp giò teo lại nhưhai que củi, vắt vẻo trong hai ống quầnrộngthùngthình. An nhìn khôngrõ lắm, nhưng chàng đoán không thế nào sai được.
Bộ ngực nàng phập phồng, vun cao tròn lẳng như con gái tuổi dậy thì, nhấp nhô theo hơi thở đều đều. Nàng có một bờ tóc dài như suối chẩy, đen tuyền và óng mượt.