Stephen nói tỉnh:
– Nhất là với Judith, thư ký riêng của anh. Anh muốn cưới cô ấy là chuyện riêng của anh, nhưng đừng làm mất hiệu quả chữa bệnh của chuyến du hành bằng cách nói về khách sạn trong thơ.
– Quí cô có thể hình dung ra ông bác sĩ trẻ, dáng rất cao thượng cúi xuống anh mình lúc dọa, vẻ mặt tức giận. Quí cô có thể hình dung ra Stephen, quần đen có sọc đứng bên cạnh cái bàn nhẵn bóng, trong nhà mình ở đường Harley Street. Stephen Marvell (và đến một mức độ nào đó, cả Tony nữa) có vẻ được giáo dục quá kỹm điều mà ông chú Old Jim Marvell mơ ước mà không được.,.
– Tony không bàn thêm gì nữa, sẵn sàng tuân theo vì ông la mệt. Như thể ông nghĩ, tuy không được viết thơ cho Judith, ông vẫn luôn có thể nghĩ về nàng. Vào giữa tháng 9, cách đây hơn 8 tháng, ông lên tàu Queen Anne ở cảng Southampton, và ngay đêm đó, bi kịch xảy ra.
Hargreaves ngưng lại, cái đèn sưởi gas vẫn xì xì trong cái phòng làm việc nhỏ. Ta có thể thấy căn nhà này đầy không khí chết chóc, lại mới xảy ra đây, hiện trên nét mặt cô khách của Hargreaves. Ông nói tiếp:
– Tàu Queen Anne khởi hành lúc nửa đêm. Tony thấy tàu vươn lên tới tận mây xanh, chế ngự toàn bộ cảnh bến cảng. Boong tàu trắng và ngời sáng như đôi giày mới đánh bóng, lung linh dưới những dãy đèn. Ông nhìn thấy những chấm đen hành khách di chuyển, nghe tiếng dây tời ken két khi những cần cẩu di chuyển ngang trên đầu những người đứng trên bến cảng. Ông có cảm giác thích thú đặc biệt, bồn chồn trước một chuyến đi biển dài.
– Đầu tiên ông xốn xang như một cậu học trò: Stephen Marvell và Judith Gates, vị hôn thê của Tony, cũng xuống cảng Southampton với ông. Ông nhớ lại có cầm tay Judith, dẫn nàng đi theo những hành lang nồng nặc mùi cao su, để nàng thấy tàu đẹp như thế nào. Họ cùng xuống xem phòng của ông, hành lý của ông đã gọn ở đó cùng một giỏ trái cây. Mọi người đều công nhận ông đã chọn được một phòng đẹp.
– Mãi tới lúc tiếng chuông báo ai không phải hành khách lên bờ, ông mới cảm thấy cô đơn. Stephen và Judlth đã lên bờ, vì họ chẳng muốn bối rối ở phút bịn rịn cuối cùng. Hai người đang đứng trên bến, Tony đứng vịn lan can tàu có thể thấy họ. Mặt Judith nhỏ xíu, xa xăm tươi cười, yêu thương vô hạn. Cô ấy vẫy tay với ông. Xung quanh ông cả một đám đông lao xao, những mặt mũi, mũ nón và tiếng gọi ồn ào, dưới ánh sáng bóng đèn trần, càng làm tăng nỗi buồn xa nhà.
– Sau đó ông lại nghe tiếng chuông trầm trầm, run rẩy thôi thúc hòa với tiếng loa phóng thanh: Người tiễn đưa đã lên bờ hết . Ông không muốn đi du lịch nữa. Vẫn còn kịp giờ lấy hành lý và xuống tàu.
– Ông đã đứng một lúc lâu ở lan can, gió vùng biển Southampton thổi vào mặt, ông lại nghĩ không đi thì quá, ông quyết định ở lại trên tàu, vẫy tay chào Stephen và Judith lần chót rồi quả quyết lui về phòng. Ông còn cảm thấy sâu sắc, tốt nhất là về phòng xếp hành lý ra là việc làm hợp lý nhất. Trong cái đêm trống vắng này, lần đầu tiên ông có cảm giác mờ ảo, không thực của các đồ vật. Ông xuống phòng ông ở Boong C, hành lý của ông không còn trong phòng nữa. Ông nhìn quanh phòng, không khí hơi tù hãm, vén màn treo ở cửa sổ tròn nhìn ra biển. Một cái rương và 2 túi xách, có gắn nhãn tên đàng hoàng, ấy là chưa nói đến giỏ trái cây, không còn ở đây nữa.
– Tony lại leo lên boong, tìm văn phòng của viên quản lý hành khách. Ông này đang ngồi ở bà, sau cái cửa như ở nơi bán vé, có bộ mặt như thể lúc nào cũng bị quấy rầy, và thực sự ông cũng chưa thoát được cảnh giải quyết hàng lô phàn nàn, thắc mắc của khách mới lên. Ông đang lắc cái chuông yêu cầu giữ trật tự thì gặp ánh mắt Tony. Tony nói ngay:
– Hành lý của tôi…
Ông quản lý luôn bị quấy rầy nói nhanh:
– Xin Ngài an tâm, Ngài Marvell. Tôi đã cho mang lên bờ rồi. Tốt nhất Ngài nên lo sẵn sàng lên bờ đi.
Tony thấy một cảm nghĩ cực kỳ ngu ngốc về quản ý tàu.
– Gởi lên bờ? Lên bờ? Tại sao chứ, ai bảo ông đưa hành lý của tôi lên bờ?
– Ơ, thì chính Ngài bảo – ông quản lý coi lại danh sách và nhưng con số. Tony ngỡ ngàng chỉ còn biết đứng nhìn ông ta. Chính Ngài tới đây, chưa quá 10 phút- ông ta nói tiếp mắt hấp háy như muốn nói ông làm việc nghiêm túc không thể phê binh được. Ngài nói không đi chuyến này nữa và yêu cất gửi hành lý vào bờ! Tôi có nói với Ngài, hủy chuyến đi vào ngày giờ này, e rằng chúng tôi không thể hoàn…
– Đem hành lý trở lại phòng tôi – giọng ông như lạc hẳn. Tôi không hề hủy chuyến đi. Đem hành lý trở lại.
Viên quản lý nói:
– Sẽ đúng như yêu cầu của Ngài, nếu còn kịp – ông gõ chuông liên hồi.
Tiếng còi hụ vang trên đầu là âm thanh buồn nhất ở Southampton, chân vịt tàu bắt đầu quạt để ra khỏi vùng nước Southampton. Boong B, giữa những cửa hành lang mở, rất lạnh và gió thổi ù ù như bão.
Bây giờ Tony Marvell vẫn không thể nhớ lại được tí gì về việc đã bảo tên quản lý đưa hành lý lên. Việc này làm ông tá hỏa tam tinh như thể bị đập một cú vào giữa hai mắt. Và một cái gì đó như thôi thúc ông chạy khỏi chiếc Queen Anne trước khi họ rút cầu lên tàu. Rồi mơ hồ như vừa gặp ác mộng. Tệ hại nhất là ông tin là tâm thần ông đã suy sụp. Lâu lâu trong thâm tâm ông lại có tin tưởng là ông không còn hiện hữu thực sự nữa, thân xác ông và bản ngã ông đã tách khỏi nhau. Những bước đi, những lời nói chỉ là của một cái hình nộm được lắp ráp lại theo các khớp, trong lúc thần hồn ông lại ở chỗ khác, nhìn cái xác của mình đi.
Để xác định xem mình còn trí khôn không, ông cố suy nghĩ về những vấn đề có nhân tính nghĩ đến Judith chẳng hạn. Ông cố nhớ lại đôi mắt nâu của cô, đường nét thanh tú của hai gò má khi cô quay đầu, cái cửa tay bằng giấy cô mang trong văn phòng. Judith, vị hôn thê của ông, thư ký của ông, có thể điều hành mọi việc khi ông vắng mặt, người ông hằng yêu mến, ngay cả lúc này vẫn gần gũi với ông nhất. Thay vì ông nghĩ tới Stephen, em ông, Johnny Cleaver hay bất cứ người han nào ông chợt nhớ tới, nhưng ông lại nghĩ tới Old Jim Marvell: người đã chết. Sức mạnh của trí tưởng tượng thật lớn lao. Có lúc, trong cái phòng ngắm biển lộng gió, đối diện văn phòng quản lý, ông đã tưởng Old Jim đang ngắm ông từ góc có những chậu cây dừa. Quí cô biết không, tất cả những ý nghĩ và hình ảnh này vụt qua trí óc ông trong khoảnh khắc, khi ông nghe còi tàu hụ rời bến. Ông xin lỗi viên quản lý rồi về phòng, ông cám ơn những tiếng chuyện trò, những tiếng đi lại trong những hành lang dưới boong. Chẳng ai chú ý tới ông, nhưng ít nhất họ cũng hiện hữu, có mặt ở đây. Nhưng khi mở cửa phòng mình, ông đứng sững, im lặng ở cửa.
Chân vịt quạt mạnh, một cái nhô lên hụp xuống, một chấn động mạnh đẩy lên phía trên tàu, làm các cửa kiếng trong khe sắt kêu lạch cạch, các vách sắt của phòng rên rỉ. Tàu Queen Anne đang chạy. Tony Marvell nắm chắc cánh cửa, như thể chuyển động của tàu chao qua một bên, và vẫn nhìn chằm chằm lên giường. Một khẩu súng lục tự động nằm trên đó, trước đây không hề có.
Cái đèn sưởi đã nung đỏ những trụ đỡ khung bằng a- măng đỏ rực. Cái giọng nhỏ của căn nhà ở phố St. John s Wood chìm trong tĩnh lặng một lúc. Hargreaves, Ngài Charles Hargreave, phụ tá chánh sở cảnh sát, thuộc cục điều tra hình sự cúi xuống vặn thấp ngọn đèn gas xuống. Giọng ông thay đổi một chút khi tiếng xì gas nhỏ hẳn đi.