VN88 VN88

Truyện Ma Con Ma Trong Tấm Gương

– Tôi đang ở trên lầu, – bà giải thích,- ngồi uống trà. John Chan, là quản lý kiêm quản gia, đang dọn trà cho tôi. Không ai trong chúng tôi nghe thấy tiếng động nhỏ nào, có lẽ tên trộm tưởng nhà không có người. Nhưng xui cho hắn là Warrington và 2 cháu ngoại tôi đi chợ về bắt gặp hắn trong thư phòng. Theo chúng tôi biết, hắn không lấy cắp gì. Tôi nghĩ hắn không kịp thời gian.
Rồi Warrington mình đã rượt theo kẻ lạ, nhưng hắn đã thoát được. Đến lượt 3 thám tử mô tả tên trộm: 1 người đàn ông thấp nhỏ, mảnh khảnh, tóc đen, nhanh nhẹn, trung niên… và khá khỏe mạnh. Hannibal nói thêm về chiếc xe của tên trộm.
– Loại xe như thế, có mấy ngàn chiếc – Một viên cảnh sát nhận xét – Có ai ghi được bảng số xe không?
– Rất tiếc, nhưng bảng số phủ đầy bùn, không thể nào đọc được.
Viên cảnh sát viết vài chữ vào sổ tay, rồi thở dài.
– Trong khi bác Warrington đuổi theo tên trộm – May Parkinson nói – tụi cháu đã phát hiện ra cách tên trộm lẻn vào nhà.
– Phải – Jeff nói – Hắn bẻ khóa cửa sau nhà.
Viên cảnh sát lắc đầu.
– Lúc nào cũng vậy, cửa sau khóa không kỹ.
– Xin lỗi nhé! – Bà Darnley phản đối. – Cửa nhà tôi có khóa rất tốt. Tôi rất kỹ về chuyện này. Anh có thấy là trong nhà tôi cửa số nào cũng có song sắt chắn bảo vệ. Nhà chỉ có 2 cửa: cửa vào chính và cửa bếp ở phía sau. Hai cửa đều có 2 khóa.
– Tên trộm dùng thanh sắt bẻ cửa nhà bếp – Jeff nói rõ.
– Các anh thấy chưa! Jeff, con hãy đưa mấy chú xuống bếp xem tận mắt!
Hai viên cảnh sát bước theo cậu bé Parkinson, và quay về nhanh chóng. Một viên cảnh sát cầm trong tay thanh sắt mà tên trộm đã dùng để vào nhà.
– Hy vọng sẽ lấy được dấu vân tay trên cán dụng cụ – viên cảnh sát nói.
– Tên trộm đeo găng tay – Peter nói.
– Cậu có chắc không?
– Chắc, hắn đã đấm vào mặt cháu.
Rồi cảnh sát ra về, trước khi đi hứa là sẽ liên lạc với bà Darnley ngay khi biết được chi tiết gì về tên trộm. Warrington cũng về, mang xe trở lại hãng thuê.
– Không hy vọng gì – Bà Darnley thở dài nói. Có lẽ rồi chuyện sẽ lắng xuống thôi. Thôi, cũng không sao! Mọi người có muốn xem nhà không? Xưa kia nhà này của ảo thuật gia Drakestar. Nhà do chính ông cho xây.
– Nhà của ảo thuật gia Drakestar à? – Hannibal hỏi, vì cậu rất sành về giới kịch nghệ và biểu diễn – Vậu là ông từng sống ở ngôi nhà này? Hay quá! Cháu đọc rất nhiều bài báo viết về ngôi nhà này.
Bà Darnley gật đầu.
– Phải, báo chí đã viết nhiều về nhà này. Drakestar chết ở đây và người ta đồn nhà có mạ Nhưng chính tôi chưa bao giờ thấy có gì bất thường. Thôi nói chuyện đó đủ rồi! Mời mọi người đi xem nhà!
Bà băng qua phòng khách, mở cánh cửa tuốt phía đưới. Chú Titus, Ba Thám Tử Trẻ, cũng như Jeff và May Parkinson bước theo bà vào 1 phòng ăn rộng mênh mông. Ở đó, màn cửa số được vén lên và ánh nắng tràn đầy gian phòng có tường trải thảm đỏ. Phía trê 1 cái tù buffet dài và thấp, có treo tấm gương trong khung mạ vàng hình cuộn. Trông rất cổ. Men tráng gương bị mất ở vài điểm.
– Đây là 1 trong những vật quý nhất của tôi – Bà Darnley nói – Gương này xuất xứ từ cung điện sa hoàng, ở San Petersbourg, hay đúng hờn là Leningrad, bởi vì bây giờ tên thành phố là vậy. Có thể là chính nữ hoàng Ekaterina nước Nga đã từng soi vào tấm gương này. Vì vậy mà tôi rất thích nó.
Sau phòng ăn, lần lượt là gian dọn ăn, rồi đến nhà bếp. Tại đó, khách được giới thiệu với John Chan, người giúp việc của bà Darnleỵ Anh là 1 chàng trai klhoảng 25 tuổi, mảnh khảnh, tóc nâu. Rõ ràng tổ tiên anh ta là người á Châu. Nhưng anh nói tiếng Anh với giọng Boston. Anh báo cho bà chủ rằng anh đã cho gọi thợ mộc và thợ làm chìa khóa: cửa nhà bếp sẽ được sửa xong trước tối.
– Tốt lắm! – Bà Darnley hài lòng tán thành.
Rồi bà quay sang 1 cánh cửa khác nói:
– Đây là phòng của John. Anh ấy không chịu cho treo tấm gương nào!
Anh quản gia mỉm cười:
– Trong những gian phòng khác, tôi tự thấy mình đi đi lại lại – Anh tuyên bố. – Như thế là đủ lắm rồi.
– Bây giờ tôi sẽ cho mọi người xem những kho báu khác của tôi – Bà chủ nhà nói.
Khách theo gót bà bước qua tiền sảnh.
– Thời Drakestar, tiIn sảnh này dùng làm phòng dạ hội – Bà giải thích – Khi đó, nó rộng lớn hơn nhiều. Tôi đã cho bố trí lại… thành… nói như thế nào đây… cứ cho là thành những phòng bảo tàng tái tạo lại không khí lịch sử. Cứ xem, rồi sẽ hiểu!
Bà mời khách vào 1 phòng nhỏ trong góc, có tường sơn màu đất son sáng. Ở đó, chỉ có 1 chiếc giừơng nhỏ hẹp, 1 rương da, 1 chiếc ghế và bàn bằng ván gỗ ráp thủ công. Phía trên bàn, có 1 tấm gương giản dị trong khung gỗ thích.
– Gương này được mang đến Californie vào thời đổ xô đi tìm vàng – Bà Darnley nói – Gương được đặt làm ở Nouvelle Angleterre, bởi 1 người Mỹ muốn cưới ái nữ của 1 nhà quý tộc Tây Ban Nhạ Gương này là 1quà tặng của anh ấy cho vị hôn thê.
– Hai người có lấy được nhau không? – Bob đánh hơi thấy có bi kịch hỏi.
– Họ đã lấy nhau, rất tiếc cho cô gái. Bởi vì đó là tấn thảm kịch. Anh chàng người Mỹ đó là 1 tay đánh bạc và anh thua bạc hết gia tài mình. Đây là bản sao phòng riêng của vợ anh. Đến cuối đời, bà ta không còn gì hết… hoàn toàn không còn gì.
Rồi bà Darnley cho khách tham quan cái mà bà gọi là “phòng Victoria”.
– Đây là bắt chước chính xác phòng khách nhỏ, nơi nữ hoàng Victoria thường hay ngồi với mẹ khi còn là thiếu nữ, trước khi lên ngôi. Đồ gỗ là bản sao trung thành của những gì bà có, nhưng tấm gương là thật. Tôi thích tưởng tượng nàng công chúa tôn nghiêm đang soi mình trong gương. Có lẽ lúc đó, nàng chưa ngờ nỗi những năm dài đấy vinh quang mà nàng sẽ được sống quạ Đôi khi tôi mặc y phục thời đó, vào đây ngồi. Tôi không nghĩ mình là nữ hoàng Victoria. Tôi quá lớn tuổi rồi. Nhưng tôi thích tưởng tượng mình là mẹ của nàng.
Rồi mọi người bước sang phòng bên cạnh, dành cho Lincoln. Phòng tối tăm, đóng kín cửa, hôi mùi hấp hơi.
– Đây là phòng tái tạo lại đúng y gian phòng mà bà Mary Tođ Lincoln thích vào nghỉ khi mệt, vào lúc cuối cuộc đời, khi tổng thống đã qua đời. Gương này từng là của bà.

VN88

Viết một bình luận