– Hiển nhiên tôi cũng đâu có thích nói cho đám quân nhân ở công trường này, những chuyện tôi biết về Trung Quốc và những nhân vật tôi gặp ở đó. Đừng phịa chuyện với bộ đội, họ không ưa. Nhưng khi quá chén tôi cũng nói linh tinh như…
– Thôi, để anh tự nói với anh ba hoa những gì. Cũng sắp tối rồi. Căn lều của tôi lạnh lẽo lắm không tiếp khách được. Sáng mai hãy ghé tôi, ta sẽ ôn lại chuyện xưa. Anh vẫn thích rum đấy chứ?
– Vẫn vậy. Thứ đó bây giờ mắc lắm đấy, anh biết rằng…
– Tôi sẽ mua vài chai. Tìm ra chỗ tôi dễ dàng – bên kia ốc đảo. Và ta… chúng ta có thể nói về chuyện đào mỏ của anh nữa.
Khi bước đi, môi Tallant đanh lại.
Người phục vụ quầy rượu mở chai bia rồi dựng đứng nó cạnh mép quầy có vành ngoài luôn ẩm ướt.
– Hai mươi lăm xu – rồi lại thêm – cần ly không? Vài khách du lịch uống bằng ly.
Tallant quan sát những người khách khác đang ngồi ở quầy: ông già mắt đỏ, không chịu cạo mặt; ông trung sĩ phi hành đang đau khổ vì phải uống co ca vì hết giờ quân nhân được uống bia; cậu thanh niên với cái áo mưa nhà binh, ngậm píp, có bộ ria nâu mới để. Chẳng ai dùng ly.
– Tôi tự coi mình không phải là du khách.
Tallant trả lời người phục vụ.
Đây là lần đầu tiên Tallant ghé “Tụ điểm Thể thao Sa mạc” và đi vòng vòng thăm thị xã. Nếu không người ta lại thắc mắc – cái ông ở phía ngoài ốc đảo ấy là ai? Tại sao chẳng thấy ông ấy đi đâu bao giờ?
Tụ điểm đêm nay vắng khách: bốn người ở quầy, hai lính trẻ thụt bi da, sáu, bảy người địa phương quây quần ở bàn xì phé, có một công nhân xây dựng rất tỉnh táo, chú ý uống bia hơn là đánh bài.
– Chắc ông chỉ đi chơi qua đây?
Người quản quầy rượu thình lình hỏi một cách thân hữu.
Tallant lắc đầu:
– Tôi mới dọn đến đây, sau khi quân đội chê hai lá phổi của tôi. Tôi định chăm sóc hai lá phổi ở đây. Tôi đã nghe nói nhiều, không khí vùng các ông rất tốt, bởi thế tôi cũng thử xem…
– Điều đó hẳn nhiên rồi, khỏi phải thử. Ông cứ tin là trước khi có trường tàu lượn, mọi người ông gặp trong hoang mạc này, phần lớn là người đến đây dưỡng sức. Trước đây tôi bị viêm xoang, nhưng bây giờ, ông nhìn tôi mà xem, Cũng nhờ không khí đó.
Tallant hít một hơi cái không khí đầy khói thuốc và bia bọt nhưng không cười được.
– Tôi cũng đang trông chờ một phép lạ cho tôi khỏi bệnh.
– Chỉ có vậy thì chắc ông sẽ được thôi. Ông đang ở khu nào?
– Đầu đường này, nơi nhân viên địa ốc gọi là Ngôi nhà xưa Carker.”
Tallant cảm thấy được mọi người nghe im bặt và chau mày. Người quản lý quầy rượu đã định nói gì nhưng lại thôi, để nghĩ kỹ đã. Thanh niên trẻ có râu nhìn anh một cách khác lạ. Ông già cố nhướng đôi mắt đỏ nhòa nước, nhìn anh có vẻ thương hại. Tallant thấy ớn lạnh không do cái lạnh ở hoang mạc.
Ông già cố gắng uống liên tục vài hớp hia cho hết, rồi nhăn trán như cố nghĩ để nói một câu gì đó. Sau cùng ông lau bọt bia trên đôi môi đanh lại vì sợ, nói:
– Ông không tính ở trong nhà đó chứ?
– Không ạ, nhà đó hầu như sắp rã rồi. Tốt nhất là tôi sẽ làm một cái chòi tạm: rồi tu bổ dần dần thành một cãi nhà ở được. Tạm thời, tôi ở trong một lều bạt.
– Thế là tốt đấy, nhưng đừng có lò mò đến quanh nhà đó nghe.
– Tôi sẽ chẳng lò mò đến đó làm gì. Nhưng tại sao lại không được coi cho biết. Cụ dùng thêm chai bia nữa?
Cụ già miễn cưỡng lắc đầu và tụt xuống khỏi ghế xuống đất:
– Không, cám ơn ông. Tôi không biết chắc, vì tôi…
– Sao ạ?
– Không sao cả, dầu sao cũng cám ơn ông.
Cụ quay mình lết ra cửa.
Tallant cười:
– Nhưng tại sao tôi không được héo lánh tới căn nhà đó chứ? Tallant hỏi với theo cụ.
Cụ già lẩm bẩm gì đó:
– Chúng đớp đấy!
Cụ run rẩy bước vào bóng đêm.
– 2 –
Người quản quầy rượu lại đóng vai trò mình.
– Tôi mừng là ông cụ không nhận chai bia ông mời. Vào khoảng giờ này buổi tối, tôi bắt buộc không bán cho cụ nữa. Vì có lần cụ đã tính bỏ rượu.
Tallant đặt chai bia đã hết của mình tới trước:
– Hy vọng là tôi đã không làm cụ sợ.
– Sợ! Thôi được đúng là ông đã làm ông cụ sợ đấy. Làm sao mà cụ dám nhận mời uống bia của người đến từ Nhà xưa Carker’ kia chứ. Theo mấy cụ đã ở đây lâu, uống như vậy là một trò cười.
Tallant cũng cười:
– Có phải nhà đó bị ma ám không?
– Không có chuyện ông mới nhắc là bị ma ám. Chẳng có con ma nào ở đó cả.
Ông ta lau mặt quầy bằng một nùi giẻ, như thể muốn bỏ đề tài này đi.
Ông trung sĩ phi hành bỏ chai cô ca xuống, lục túi tìm vài đồng bạc cắc. Ông bước sang chiếc máy bắn banh.
Cậu thanh niên trẻ nhoài lên cái ghế trống.
– Hy vọng già Jake không làm ông buồn.
Tallant cười vui: