VN88 VN88

Truyện Ma Bùa Lỗ Ban … Thực Hư … Thiện Ác

Rồi không để chúng tôi hỏi gì thêm, chú Ba bưng chun rượu Hấu vừa rót đầy uống một ngụm:
– Bùa Lỗ Ban là con dao hai lưởi… người biết nó nếu đã lục căn thanh tịnh, đạo cao đức dầy, tâm linh trấn áp được quỉ thần, hành xữ nó để cứu nhân độ thế thì đúng là tạo phúc cho người, còn nếu không thì nó sẽ có tác dụng ngược và nạn nhân của nó sẽ vô cùng thê thãm.
– Tại sao lại như vậy, chú Ba có thể nói cho tụi cháu biết được không? Tôi hỏi chú Ba Lành.
– Người luyện bùa Lỗ Ban, sẽ tùy theo thời gian tu luyện, tâm tánh bản thân mà mỗi chữ bùa vẽ ra, sẽ sai khiến được quỉ, thần hoặc tiên làm công việc mình muốn… nhưng phần lớn chỉ sai khiến được quỉ mà thôi vì ai cũng muốn thành đạt nhanh và khó thoát ra khỏi hai chữ danh và lợi…
– Quỉ…! Cả mấy đứa chúng tôi đều kêu lên.
– Phải, vì là quỉ nên khi chúng làm việc, chúng luôn luôn yêu sách và yêu sách nầy phải được thoả mãn.
Tôi và Chiến cùng nhớ lại lời ba vợ nó nói:
– Ếm người ta?
– Đúng vậy. Chú Ba Lành gật đầu.
Tôi ngập ngừng:
– Chú Ba thì sao?
– Tao không học bùa Lỗ Ban để hành xữ nó vì danh vì lợi, mà là để giải căn cho ân nhân của mình nên từ đầu Tổ sư gia Hiệp Ẫn chỉ truyền cho tao những chữ bùa tiếp cận với thần mà thôi.
Thấy bốn chúng tôi há hốc mồm im lặng, chú Ba Lành mĩm cười:
– Tụi bây muốn nghe lắm phải không? hà, hà, ừ, đây cũng là một câu chuyện quê hương mình để thằng Bình mầy, khi về bên đó… biết đâu… gặp họ….
Phần II

Một năm sau ngày Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm bị lật đổ, ở đâu không biết chứ Mỹ Tho hầu như Việt Cộng cũng chưa dám bò ra hang, nên người dân hai làng Long Hưng và Thạnh Phú vẫn còn sống trong thanh bình trên những cánh đồng lúa trỉu hạt, nhịp nhàng tiếng chày giã gạo vào những đêm trăng, và chợ Xoài Hột vẫn tấp nập người mua kẻ bán. Đối diện với khu chợ bên bờ kia của con kinh Thầy Tùng là xưởng cưa của ông Bảy Thọ. Xưởng tuy không lớn lắm, nhưng xẻ gổ cung cấp đủ cho nhu cầu xây dựng nhà cửa, đóng thuyền ghe của cư dân hai làng Long Hưng và Thạnh Phú. Ông Bảy Thọ là con Út của Hương Hào Thân, nên ở nhà hương hoả cách đó khoảng vài trăm mét, tuy giàu có nhưng nổi tiếng hiền đức, thường giúp đở cho những gia đình neo đơn, túng quẫn. Bà Bảy ngày trước nghe nói cũng là hoa khôi ngoài Sông Thuận, cũng rất hiền lành tốt bụng. Ông bà có hai người con, 1 trai là cậu Hai Long đang học y khoa trên Saigon, 1 gái là cô Ba Hạnh, xinh đẹp, thật giỏi giang, cùng Bà Bảy quán xuyến hết cả công việc đồng áng, thợ thầy, nên ông Bảy thường chỉ lo về giao tế. Ông bà còn có 2 chiếc ghe chài do hai người cháu gọi ông Bảy bằng Cậu trông coi, 1 chiếc đi về các tỉnh miền Tây và 1 chiếc đi Saigon, nên xưởng cưa của ông có làm một chiếc cầu ra chỗ neo ghe thật rộng để vận chuyển hàng và những đêm trăng ra đó nhâm nhi vài xị, lai rai đờn ca đón ngọn gió mát lạnh từ Kinh Xáng thổi vào thì còn gì hơn.

Chiếc ghe chài đi miền Tây, được đóng tại xưởng cưa nầy do đích thân Mười Tung là một thợ mộc lão luyện, tay nghề cha truyền con nối ở tại làng Thạnh Phú chỉ huy người làm, hạ thủy cách nay đã hai năm và đã giúp chủ nhân buôn may bán đắt, nên hầu như mọi người trong hai làng LH và TP không ai là không biết bác Mười, vì tay nghề mà còn vì cơ ngơi đồ sộ của bác nữa…
Hai ngày nay Bà Bảy vô cùng thắc mắc, tại sao hàng hoá trên chiếc ghe chài đi miền Tây đã bốc lên hết, mà sao Ông Bảy không cho xếp hàng mới của khách xuống mặc dù mọi thứ đã sẳn sàng trong kho, thì vừa kịp thằng Tỵ, xếp của chiếc ghe bước vào nhà:
– Cậu Bảy có nhà không mợ?
Bà Bảy dựng chiếc cào lúa vào vách nhà:
– Sáng giờ có thấy ổng đâu, bộ không có ngoài xưởng à.
– Con ở ngoải về đây mà, chỉ có con Hạnh ngoài đó hà.

VN88

Viết một bình luận