Số phận đã dẫn dắt nàng đi vào cuộc đời của Marc để cho nàng cứu chàng một lần nữa! Nàng sẽ phải làm tất cả để tách chàng ra khỏi cái con người đang mong chờ cái chết của chàng! Nhưng ngay tức khắc nàng hiểu ra là chỉ có thể thành công nếu nàng có đủ nghị lực để kiềm chế xúc động bản thân. Cách tốt nhất để tìm lại được sự bình tĩnh phải chăng trước tiên là cố gắng thử nhìn lại các giai đoạn chính của quá khứ và bắt đầu cũng chính trong căn nhà cổ nơi tỉnh lẽ này, nơi mà nàng đã cất tiếng khóc chào đời hai mươi tám năm trước? Nếu cần thiết, nàng sẽ thức suốt đêm để gợi nhớ, để hồi ức lại cả giai đoạn đã qua, linh cảm la khi bình minh hé rạng, sương mù dần tan, nàng sẽ sáng suốt hơn trong hành động.
Nàng đã chào đời ra sao nhỉ? Tất cả những gì nàng biết là mẹ nàng đã chết khi sinh nàng ra trong gian buồn này, trên chính chiếc giường nàng đang nằm đây.
Sau đó nàng được bà ngoại Vêra gốc Nga, nuôi dạy trong Cố trang. Đôi khi, cha nàng, một kỹ nghệ gia, phần lớn thời gian sống ở Hoa Kỳ, về thăm. Vì vậy nàng rất biết ít về người cha này. Một người cha bao giờ cũng gây cho nàng xúng động nhưng nàng không sao thực sự yêu quý được: ông chỉ là một người khách lạ mà thời gian lưu lại ngắn ngủi bên con gái và mẹ vợ, ông coi như những ngày khổ sai bắt buộc. Người thân độc nhất trong gia đình, người mà nữ tính tràn đầy và cũng đầy tình thương yêu, người nghiêng xuống những mộng mơ cũng như những phản phất âu lo thiếu nữ của nàng chính là bà ngoại Vêra, người thực sự đã trở thành người mẹ hiền yêu dấu của nàng.
Năm lên sáu, Nadia nhớ rất rõ, nàng bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo mà tên bệnh nàng nghe được ở những người xung quanh thì thào và nàng nhớ rất kỹ, mãi hai mươi năm sau nàng còn kinh sợ: đó là bệnh bại liệt, lúc đầu nằm liệt, sau đó dần dần nhúc nhích được bằng đôi nạng gỗ qua một thời gian dài rèn luyện phục hồi chức năng trong các bệnh viện chuyên khoa. Giai đoạn cực kỳ đau khổ nhưng qua đó nàng bắt đầu khám phá ra một kho báu về tình yêu thương hiền diệu của người bà ngoại. Bà Vêra hầu như không lúc nào rời cô cháu gái bé nhỏ. Cũng chính trong thời kỳ bệnh hoạn như thế, một lần trong lúc nằm dài trên giường nữa thức nữa ngủ, ngàng bỗng thấy một ảo ảnh kinh hoàng… Cái ông mà nàng gọi là “cha” ấy, cứ mỗi lần về cũng thật hiếm hoi, lại mang cho nàng một con búp bê mà nàng rất ghét nên khi ông đi thì nàng ném ngay xuống đất… Người “cha” ấy bỗng nhiên xuất hiện trước mắc nàng. Khuông mặt trắng bệch nhuốm máu; ông ta nhìn nàng với đôi mắt không chớp như mắt những con búp bê, và chẳng nói chẳng rằng. Cũng từ ngày đó Nadia cứ thấy máu là hoảng sợ, và mỗi lần trong quẻ bói mà thấy xuất hiện màu của máu là nàng lại thấy có thể ngất xỉu. Chính máu đã dùng để viết lên cát hai chữ QUẢ PHỤ khi người vợ của Marc tới gặp và nhờ nàng xem quẻ ở Pari… Đó cũng là lần đầu tiên mà cô bé Nadia có phép thấu thị mà chính cô cũng không hiểu đó là cái gì.
Cơn ác mộng lần đầu đó, cô không dám nói với bà ngoại, nhưng chỉ ít ngày sau đó bà cho biết là cô sẽ chẳng bao giờ thấy người cha mang đến cho cô những con búp bê ấy nữa. Oâng đã bị chết trong một tai nạn xe cộ. Thật là khủng khiếp nhưng cô bé lại hầu như dễ chịu vì cô chẳng còn gì liên quan đến người khách lạ đó trong khi đã có cái may mắn là bà Vêra “của cô” luôn luôn ở bên cạnh.
Khỏi bệnh, quẳng được đôi nạng đáng ghét đi, nàng lại chạy nhảy trong khu vườn của Cố trang mà bà Vêra đã biết sửa sang và duy trì một không khí hỳ diệu nửa thực nửa hư giúp cho trí tưởng tượng của đứa trẻ phát triển và đâm hoa kết trái. Cũng không chắc là ngay đêm đó cô bé đã không mơ mộng trong phòng mình… Cả bà Vêra cũng vậy. Bà chẳng phải là đến từ một xứ sở đầy mơ mộng nhuốm chút ảo huyền đó sao? Đó là quê hương Nga yêu dấu của bà. Phải chăng định mệnh đã uỷ thác cho bà lôi cuốn Nadia vào những chặng đường phi ngựa trên xe tam mã xuyên thảo nguyên mênh mông tuyết trắng trong âm thanh trầm bổng của một điệu ca di-gan mà mỗi buổi tối bà khe khẽ hát bên nôi để ru cháu ngủ. Với Nadia, bà là một bà tiên và mãi mãi là một bà tiên trong các câu chuyện cổ tích. Vào thời kỳ đó, bà Vêra chưa bận vào việc dệt thảm, vá may: bà rút và ngắm nghía những quân bài trong khi nàng giở xem những trang sách tranh ảnh… Nhưng nhiều khi nàng dứt bỏ sự ham say đó mà sán tới gần bà ngoại:
− Bà thấy gì trong những quân bài đó?
− Rất nhiều đều kỳ lạ và đặc biệt có đều này: cháu sẽ là một cô gái khác thường ở tuổi trưởng thành.
− Khi lớn thì cháu sẽ thế nào?
− Cháu sẽ nhìn nhận sự vật một cách khác hẳn. Vì vậy nên chẳng vội lớn làm gì.
Nadia như bị thôi miên bởi những quân Vua, quân Hoàng hậu, quân Bồi trong cỗ bài tây. Những quân bài này hình như nói với cô: “Chúng tôi chờ để đến một ngày nào đó cô sẽ khám phá ra lý do tồn tại của chúng tôi”.
Nàng còn có một bạn chơi khác: đó là cậu Jacques, con trai người tá điền, hơn cô một tuổi. Một chàng trai chắc nịnh của ruộng đồng chỉ biết yêu thích những gì cậu nhìn thấy xung quanh: những cách rừng, ao hồ, thú săn bắt và súc vật của trang trại. Hình như cậu ta cũng phải lòng cô bé có những búp tóc màu hung mà người trong vùng thường gọi là: “Cô tiểu thư của Cố trang”. Sau này,cả Jacques và Nadia là biết cậu ta sẽ trông nom trang trại cũng như hiện nay cha mẹ cậu đang làm, đó là số phận của dòng họ nhà Levasseur… còn Nadia thì sẽ trở thành “Bà chủ trang trại”. Tuy nhiên, vào cái tuổi của hai người vào lúc đó, chưa có sự chênh lệch về địa vị xã hội. Khi vui chơi, họ tin là trò chơi đó sẽ vĩnh cửu. Sự hồn nhiên vui vẻ kéo dài được hai năm.
Một đêm, khi đó Nadia mới mười một tuổi và không còn là một em bé nữa,bà Vêra thức giấc vì có tiếng kêu khóc ở buồng bên cạnh vẳng sang. Bà vội vàng chạy tới và thấy Nadia nhổm dậy ngồi trên giường mặt mày ngơ ngác và chan hòa nước mắt.
− Cháu làm sao thế, cháu gái yêu của bà?
− Cháu không biết… Cháu không biết nữa… − Chắc là một cơn ác mộng đó thôi. Chẳng có gì quan trọng! Cháu nằm ngủ tiếp đi!
− Bà ơi, vì sao người ta lại nằm mơ?
− Không ai có thể giải thích cho cháu một cách thấu đáo được… Đó là những kỷ niệm hoặc là những dự cảm về việc xắp xảy ra lướt qua não bộ khi người ta đang ngủ. Có hiện tượng này là vì bộ não không bao giờ ngừng làm việc cả. Ngày xưa, tổ tiên chúng ta tin ở sức mạnh của những giấc mơ… Vì vậy các cụ luôn có những nhà thuật sĩ bên cạnh để đoán điềm giải mộng.
− Thuật sĩ là người như thế nào, bà?
− Cũng như mọi người thôi nhưng ông ta đoán nhận được những đều mà mọi người không thấy.
− Cháu thích trở thành nhà thuật sĩ!
− Còn lúc này cháu chỉ là cô cháu gái nhỏ bé của bà và ngoan ngoãn nằm xuống ngủ đi.
− Bà thân yêu ơi, lúc nãy bà bảo những giấc mộng là những kỷ niệm. Nhưng những cái cháu thấy trong mơ chua từng có trong trí nhớ của cháu:
− Thế thì cháu mơ thấy gì nào?
− Cháu chẳng còn nhớ nữa.
− Vậy thì cháu hãy bình tĩnh lại và ngủ đi.
− Và những dự cảm, đó là cái gì hả bà?
− Đó là một hiện tượng về tâm linh cảnh báo cho ta bằng trực giác một sự kiện nảy sinh hoặc sẽ tới từ xa… Nadia, cháu phải ngủ đi! Cháu có muốn bà hát bằng tiếng Nga, một điệu hát quê hương của bà để ru cháu ngủ không?
− Có cháu rất thích bài bà hát hôm nọ và bà bảo đó là bài mà các bà mẹ Kiev thường hát ru con ngủ… − Cháu nhớ cả tên tỉnh kia à! Trí nhớ của cháu thật tuyệt vời! Bây giờ cháu hãy yên lặng nghe bài hát nhé!
Khi đôi mắt của Nadia đã ngắm nghiền, bà Vêra nhẹ nhàng rời khỏi phòng ngủ.
Điều mà bà không thể biết được là Nadia đã giả vờ ngủ, không phải là để đánh lừa bà mà là để cho bà yên tâm cũng như lúc cô nói với bà là cô chẳng nhớ những gì đã thấy trong giấc mơ cả. Khi còn lại một mình trong bóng tối, cô lại mở to đôi mắt. Điều mà cô nhìn thấy cũng khủng khiếp như bộ mặt nhợt nhạt của người đàn ông đã từng là cha cô. Điều đáng sợ hơn cả là không chắc là đã nhìn thấy lại cái ảo ảnh lần thứ hai đó trong giấc ngủ… Thân thể của anh bạn Jacques của cô nổi bập bềnh trên mặt nước.
Cô thấy rất rõ là đôi mắt của Jacques cũng bất động như đôi mắt của cha và của những con búp bê. Và cô cũng tự trông thấy mình giơ hai cánh tay bất lực về phía cái cơ thể mà cô không thể với tới được để lôi nó lên khỏi mặt nước.