− Thôi đi, Nadia! Bà có cảm tưởng như đang ở đó rồi… Thế bao giờ chúng ta đi nào?
− Nhưng cháu xin nhắc lại: Phòng chiêm ký sẽ ra sao?
− Có thể cứ đóng cửa một vài tháng.
− Không.
− Bà có một ý: trong thời gian đi vắng tại sao không nói với ông thuật sĩ bạn cháu đó tạm thời đảm nhiệm giúp.
− Oâng Raphael hả bà?
− Đúng đấy! Oâng ta chả đúng là ông thầy của cháu là gì? Có phải chính ông ấy đã dạy cháu những bí quyết nghề nghiệp và giúp cho cháu hành nghề thông thạo? Cháu rất quý trọng ông ta, đúng không? Chỉ cần ghim ở trước cửa một dòng chữ nhã nhặn chỉ cho khách tìm tới ông ta khi thật cần thiết không thể chờ đợi được đồng thời thời thông báo ngày mở cửa lại cho cháu.
− Cháu không thể ghi lý do vắng mặt của cháu là để nghỉ ngơi! Cháu nhắc lại: Một nhà ngoại cảm không có quyền đi nghỉ hè… Cô ta phải luôn ở đó, tĩnh táo và mạnh mẽ. Nếu không người ta sẽ cho là cô ta mất hết khả năng thiên bẩm, đó là điều tồi tệ nhất!
− Vậy thì chỉ cần ghi “vì việc gia đình”. Mà chẳng phải là rất hợp lý một khi cả hai bà cháu ta thấy thật cần thiết phải sống cùng nhau trong một bầu không khí trong lành, xa sự vào ra ồn ào không dứt của khách hàng ư?
− Có thể bà có lý đấy bà ạ? Để cháu gọi điện thoại cho ông Raphael nhé!
− Cuối cùng thì cháu cũng nghe ra đấy! Khi cháu trở lại với công việc, cháu sẽ hoàn toàn khỏe khoắn. Dù là trong thời gian nghỉ ngơi, cháu có mất đi một vài người khách thì cũng sẽ chiếm lại được mau chóng thôi. Không có gì thú vị hơn là một cuộc trở về với thiên nhiên.
Bà già Vêra biết rất rõ việc mình làm và hiểu cháu gái mình hơn bất cứ ai trên cõi đời này. Đã nhiều năm nay bà biết vào năm mười tám tuổi Nadia đã phải hứng chịu một vết thương lòng cho đến nay chưa liền sẹo và co thể chẳng bao giờ thôi rỉ máu. Nadia không bao giờ nói đến vết thương đó, nàng muốn quên đi bằng cách vùi đầu vào công việc hằng ngày. Các cuộc chuyện trò trao đổi vớ khách về số may, vận rủi nối tiếp nhau liên tục đối với nàng đã trở thành một phương thuốc linh nghiệm nó làm dịu nỗi đau. Dường như sự cuồn nhiệt say mê lao vào việc cố gắng làm dịu đi những nỗi buồn đau bất hạnh của người khác bằng những lời khuyên nhủ chí tình, đối với nàng là phương cách mạnh mẽ ngất chắc chắn nhất để quên đi nỗi đau thấm kín của chính mình.
Nhưng bà già Vêra biết còn có một phương thuốc khác để làm cho cô cháu yêu quý của bà khuây khỏa hơn là những giờ dài dằng dặc trôi trong phòng bói toán căng thẳng đấu óc không tránh khỏi sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh.
Nếu Nadia thất mệt mỏi, như thời gian gần đây, thì chẳng qua đó chỉ là vì có quá nhiều khách bất mãn với số phận mà Nadia không đủ sức để giải thích, để khuyên răn mà thôi. Nhưng thật không thể tưởng tượng nổi là chỉ ba lần tiếp người khách nữ trẻ ca lạ kia mà đã làm cho nàng suy sụp đến vậy. Phải chăng đó là hiện tượng cuối cùng của bộ máy đang chuyển động bắt đầu rệu rã. Nếu còn để nó tiếp tục vận hành dù là chỉ là tý chút, thì cách duy nhất để hạn chế sự tàn phá là phải tổ chức một đợt nghỉ ngơi thoải mái có lợi cho sức khỏe và như Nadia đã chọn nơi về nghỉ để lấy lại sự yên tĩnh và thăng trầm trong tâm hồn. Bà Vêra cũng thấy đó là một việc tối cần thiết. Hai bà cháu phải đi ẩn náu và nếu cần, lẫn tránh mọi người trong một thời gian để về với Cố trang hầu như bị chôn vùi trong lòng miền Sologne mà cả hai đã sống qua những năm tháng tuyệt vời trong đời trước khi đến định cư ở Thủ đô Pari hoa lệ.
Ba hôm sau, được nhà thuật sỹ Raphael bằng lòng tạm thay cô gái mà ông coi như học trò giỏi nhất của ông, hai bà cháu đã thấy lại tòa kiến trúc cổ khiêm tốn với kiểu dáng kiến trúc thuần khiết vùng Sologne: Cả hai người tự nhiên đều có một cảm giác diệu hỳ là hình như được trẻ lại đến hàng chục tuổi. Khi người ta cảm thấy bớt già đi thì đó là lúc người ta thấy yêu đời, thấy phấn chấn lạ lùng. Và nhất là ở Cố trang không còn nghe thấy những hồi chuông đáng ghét cứ nủa giờ một lại reo vang báo hiệu có khách mới.
Cuối cùng yên tĩnh đã được thấy lại.
Đó là những cuộc dạo chơi kéo dài trong ngày và các buổi tối quây quần trước lò sưởi lớn mà “cha” Levasseur cẩn thận nhóm lửa bằng những thanh củi gỗ thơm nổ lép bép đã làm cho mọi người sảng khoái. Vợ ông, “mẹ” Levasseur, phụ trách việc bếp núc và sưởi ấm các giường nằm. Đều lạ lùng là không bao giờ bà Vêra và Nadia gọi nhà Levasseur bằng tên riêng. Đối với hai bà cháu, thì họ là những nông dân địa phương được trao nhiệm vụ chăm nom trang trại sát liền với tòa nhà cổ và là những người thân luôn được gọi một cách gần gũi là “cha Levasseur” và “mẹ Levasseur”. Ở địa phương, hễ nói tới Cố trang là người ta nghĩ ngay đến nhà Levasseur mà hầu như rất ít nhớ đến “những bà chủ đích thực” của tòa nhà cổ đã bao năm qua họ không nhìn thấy mặt.
Những buổi tối yên tĩnh trong lúc đó bà Vêra thêu thùa may vá thì Nadia cảm thấy thực sự thích thú vùi đầu vào bộ sư tập các tranh ảnh cổ. Đó là những buổi tối tuyệt vời. Thời gian như dừng lại, cuộc sống mệt phờ trong phòng chiêm ký dường như không còn nữa.
Một buổi tối, tình cờ Nadia lần giở mấy trang của tờ tuần san thời sự mà theo yêu cầu của bà Vêra “cha” Levasseur mới mua buổi sáng ở thị trấn Salbris đem về. Nàng như bị một cú sốc dữ dội khi trông thấy, trong số rất nhiều ảnh chụp ngững khách đến dự lễ khánh thành một phòng triển lãm ở Pari, ảnh một cặp nam nữ bên dưới có ghi dòng chữ: Oâng và bà Marc Davault. Cặp này trông thật xứng đôi: người vợ đẹp và lịch sự, người chồng trang nhã. Và cả hai đều mỉm cười rất tươi tỏ ra thật hạnh phúc.
− Thật không sao tin được! – Nadia thốt lên và chìa tờ báo cho bà Vêra – Bà trông này: đây chính là người đàn bà đã tới gặp cháu ba lần. Và người đàn ông, chồng chị ta theo như chú thích dưới bức ảnh đó chính là Marc!
Sau khi nhìn thật kỹ tấm ảnh, bà Vêra trả lại tờ báo và chậm rãi nói:
− Và chúng ta phải về tận đây ẩn lánh để mà khám phá ra đều đó! Cháu không lầm: đúng là người phụ nữ tóc nâu đó mà bà đã thấy trong phòng đợi nhưng ở đây có vẻ tươi tắn hơn… Còn Marc, thì đúng là anh ta rồi. Đều đáng ngạc nhiên là họ đã lấy nhau.
Nadia thốt lên:
− Bây giờ thì cháu hiểu sao mình thấy có một cái gì đó thôi thúc về nghỉ tại nơi Cố trang này… Phải chăng gần đây thôi mọi việc không hay đã bắt đầu đối với cháu? Cháu cũng hiểu là tại sao chị ta chỉ mới bước vào phòng cháu ở Pari thôi mà đã làm cháu khó chịu… Bà đừng nói gì cả, bà ơi, cháu xin bà! Cháu về phòng đây.
Nàng không sao chợp mắt được. Cả bà Vêra cũng vậy: một bà Vêra thất vọng tự trách mình sao không đọc trước để giấu biệt cái tờ báo khốn khổ ấy đi, sao lại đồng ý với cháu trở về cái xứ Sologne này và bà biết rằng từ giờ phút này trở đi sẽ chẳng còn là chốn nghỉ ngơi yên tĩnh nữa mà sẽ là nơi gợi lại nỗi đau thực sự cho cháu bé bỏng của bà. Lúc này, giam mình trong buồn ngủ, chắc là cô đang gom lại trong trí nhớ những nỗi ưu phiền đầu tiên của một thời trẻ trung và nỗi đau buồn to lớn cô đã vượt qua từ cái ngày mà Marc, gặp gỡ từ mười năm trước nơi cách Cố – trang chưa đầy một cây số rồi biệt tăm luôn.
Toàn bộ ý nghĩ đầu tiên ám ảnh đầu óc Nadia: “Nếu Marc la chồng của người đàn bà mà lần thứ ba đến gặp mình để hỏi la liệu chị ta có sớm trở thành quả phụ không, cái đó có nghĩa chàng sẽ là nạn nhân và là người chồng bị phản bội!” Nếu không có bức ảnh đó trên báo, có lẽ nàng sẽ không bao giờ biết rõ được sự thật. Nàng cũng nhận thấy là mặc dù, thời gian và sự xa cách, tất cả những gì xảy ra và có thể xày ra với Marc nàng không thể hững hờ. Và nếu con đầm cơ đó, hiện ra ở hàng cuối cỗ bài trong cả ba lần gieo quẻ của người phụ nữ tóc nâu, phải chăng đó chính là nàng, là Nadia? Nếu thật thế thì quả là một điều kỳ diệu!