– Kể ra thì nó cũng còn nhỏ thiệt, nhưng tui muốn ngày mai rảnh mời anh ghé tui chơi nghe cháu nó ca thử rồi có gì chỉ xin anh nhận nó làm đệ tử thôi còn mọi chuyện rồi tính sau.
Câu chuyện đang còn trao đổi vui vẻ thì cừa rạp đã mờ để khán giả vào. Ông Vạn Lý đứng dậy bắt tay chú Tư và chào thím cháu tôi, tnlởc khi quay lưng đi ông nói:
– Tnla mai tưi sẽ ghé nhà anh chơi rồi mình sẽ nói chuyện nhiều.
Bóng ông Vạn Lý vừa khuất sau hậu tniờng chú Tư quay qua tôi nói:
– Như vậy là coi như ổng chịu rồi đó con, trưa mai con ráng ca thiệt hay cho ổng nghe nữa là rồi.
Thím Tư nãy giờ lặng thinh bây giờ bỗng lên tiếng:
– Con mà thành đào cải lương thì thím tha hồ mà đi coi cải lương chùa.
Nói song thím cười thật khoái trá làm chú Tư và tôi cũng cười theo.
Chuyện trao đổi thêm được một hồi nữa thì đèn trong rạp bỗng phụt tắt, màn nhung bắt đầu hé mờ, khán giả đang ồn ào nói chuyện bỗng im lặng cùng nhìn lên sân khấu. Chú thím Tư tôi say mê theo dõi vở tuồng còn tôi thì nhìn lên sân khấu mà tâm trí để đâu đâu chẳng hiểu gì cả. Cứ như vậy tôi ngồi cho đến giờ vãn hát.
Trưa hôm sau chú thím Tư tôi làm một bữa cơm thật thịnh soạn để đãi ông Vạn Lý. Thay vì đi một mình đến, ông Vạn Lý đã dẫn theo một diễn viên trẻ trong đoàn, đó là Lý Bình Vân, người vừa thủ vai tùy tưông Sơn Tùng trong vở tuồng Nhạn về ải Bắc mà tôi vừa xem tnla hôm qua. Sau bữa cơm chú Tư đã đờn cho tôi ca ba bốn câu vọng cổ và các điệu lý, ông Vạn Lý và Lý Bình Vân nghe rồi gục gặc đầu tán thường hoài làm tôi hứng chí ca thiệt mùi mẫn, ca chẳng muốn ngưng. Khi tôi vừa dứt một điệu lý thì ông Vạn Lý rút trong cặp ra một cuốn bản thảo tuồng cải lương của ông rồi mở ra chỉ vào một đoạn nói:
– Đây là một đoạn đối đáp nam nữ trong tuồng Phận má hồng của chú, con hãy hát thử vai nữ này còn Lý Bình Vân hát vai nam.
Tôi lè lưỡi rùn vai tỏ dấu e sợ, chú Tư tôi lên tiếng:
– Con cứ ca đi chứ có gì mà ngại, ở đây đâu có ai đâu…. Mến à, con hãy dò trước từng câu cho chắc đi rồi ca.
Tôi đón lấy tập bản thảo trên tay ông Vạn Lý rồi đi ra góc nhà ngồi lẩm nhẩm dò từng câu một trong khi ba người tiếp tực nói chuyện tuồng tích và uống nước trà. Hôm đó tôi với Lý Bình Vân đã ca với nhau thật ăn ý, giọng ca của tôi đã nhập vào tâm trạng bi thương của Kiều Nương, người con gái lạc mất người yêu trong thời chinh chiến của vờ tuồng nên nghe buồn man mác. Lý Bình Vân với giọng ca trầm ấm đã ca đối đáp vói tôi thật mùi mẫn, đôi lúc vì những đoạn quá bi thương anh đã nắm tay tôi đưa lên ngực anh và mắt nhìn thật say đắm làm cho tôi thấy xao xuyến trong tâm hồn. Dút đoạn ca diễn tôi vẫn còn ngẩn ngơ theo với tâm trạng của nhân vật trong tưồng trong khi Lý Bình Vân và ông Vạn Lý vỗ tay ngợi khen hết lời Lý Bình Vân nói:
– Mến ca chẳng thua gì các cô đào chuyên nghiệp hết, với khả năng này chỉ cần đứng trên sân khấu một hai tuồng ỉà vững vàng ngay.
Ông Vạn Lý không nói gì nhưng gục gặc đầu tỏ dấu tán đồng vói câu nói của Lý Bình Vân. Trước khi ra về ông Vạn Lý đã hứa với chú tôi là sang năm ông sẽ về lại tỉnh đem tôi đi theo đoàn hát của ông. Còn phần Lý Bình Vân thì tỏ ra quyến luyến tôi thật nhiều, anh ta đã lợi dụng khi chú tôi và ông Vạn Lý đang lo nói nhưng lời chia tay theo nói nhỏ với tôi những lời tán tụng thật hoa mỹ và khi ra khỏi nhà anh còn quay lại nhìn tôi hoài. Chú Tư tôi hôm đó hài lòng tôi lắm, sau khi đưa tiễn khách về ông nói:
– Kỳ hè này chú sẽ về làng vôi con để nói chuyện với cha má con về việc chú sẽ đưa con đi theo doàn hát.