Tượng phật của thầy cũng bằng răng con cá Cúi chứ nanh heo rừng cái gì~ làm sao mà không giống nhau được. Đào cũng thấy lạ, nàng ngồi xuống cạnh thầy Bẩy Ly rồi hỏi bác thợ.
– Thế ra không có bức tuợng nào bằng nanh heo rừng thực sao bác?
Bác thợ thực thà, nói:
– Có chứ, nhưng mà để tôi cho thầy và cô đây coi.
Nối xong ông móc trong một chiếc túi vải khác ra mấy
rượng Phật nhỗ hơn thứ thầy Bẩy Ly đang cầm, nói:
– Đâylà tượng Phật khắc bằng nanh heorừng thứ thiệt.
Thầy và cô coi đâu có đẹp bằng răng con cấ Cúi. Hơn nữa, nó có sọc và có sớ rất dễ mẻ nữa. Dù cho thầy bà có thích thì cũng không dám sên phép vô loại này, vì khi đệ tửmình đeo tượng Phật mà dưng không bị mé một miếng thì nguy to. Thầy Bẩy Ly cầm chiếc tượng Phật bằng nanh heo rừng, tần ngần nói:
-Hèn gì, hồi trước tới giờ tôi thấy thứnày cũng không dám sên phép vì cho là nanh heo rừng non. Còn cái thứ tượng Phật bằng răng con cá Cúi này lại ngỡ là nanh heo rừng già, nên mình mới sài. Ai ngờ bây giờ mới biết.
Bác thợ khắc mỉm cười nói:
– Phép là phép. Dù thầy có sên vô răng cá Cúi hay nanh heo rừng cũng giống nhau thôi. Ăn thua là phép của thầy có linh nghiệm hay không mà thôi. .
Thầy Bẩy Ly có vẻ đắc ý.
– Bác thợ nói đúng, hồi nào tới giờ, tôi đâu biết mình sài răng cá Cúi, những đệ tử tôi mang tượng Phật có sên phép của tôi vẫn linh ứng như thường.
Đào nhìn chiếc tượng Phật trong tay thầy Bẩy Ly nói:
– Nhưng thưa thầy, cái tượng của thầy nó lên nước đỏ ao, còn tượng của bắc thợ trắng bóc như thế kia cơ mà.
Bác thợ khắc tượng cười, nói:
– Tại cô không biết, cả nanh heo nlng và răng cá Cúi đều không có thể lên nước đỏ ao nhưchiếc tượng của ông thầy này đâu. Dù cho người mang nó có đeo bao lâu thì nó cũng trắng bóc à. .
– Thế tại sao tượng của thầy tôi lại lên nước đô ao như vậy được?
Bắc thợ khắc tượng vẫn cười hì hì, nói:
– Đó là mắn mung nghề nghiệp thôi, để tôi chỉ cách cho thầy và cô đây làm cho tượng lên nước đó ao cho coi nhé.
Đào thích thú nói: .
– Dạ, dạ, bác làm cho thầy trò tôi coi đi.
Bác thợ khắc tượng lấy ra một hộp dầu cù là con hổ, lấy một ‘tượng Phật ấn vô giữa hộp ngập trong chất dầu. Bác đốt một cây đèn cầy lên, lấy cái kềm cặp vô hộp dầu cù là con hổ có ngâm tượng Phật trong đó rồi hơ lên trên ngọn lửa. Chỉ một lúc sau, dầu chẩy ra thành nước sóng sánh. Độ mười lăm phút sau, bác bỏ hộp dầu xuống, khều tượng phật ngâm trong đó ra. Kỳ diệu thay, bức tượng đã có mầu đỏ ao không thua gl bức tượng của thầy Bẩy Ly đang cầm trên tay. Thầy Bẩy Ly thấy vậy khoái trí, vỗ vô đùi đến đét một phát, nói lớn:
– Con đĩ bà nó, thì ra từ hồi nào tới giờ mình bị gạt, rồi mình lại gạt lại đệ tử mình mà không biết.
Đào luồn tay véo nhẹ vô lưng thầy Bẩy Ly. Ông biết ngay nàng nhắc khéo ông đừng la lớn quá. Ông quay qua nàng cười hề hề như hiểu biết. Giọng ông nhỏ lại như để liếm lấp câu nói vô ý tứ trước:
– Hôm nay mình học được một mối. Bác thợ này tử tế thực không có dấu nghề chút nào. Vậy bác để cho tôi hai chục tượng Phật đi, bao nhiêu đó bác.
Bác khắc tượng lấy mảnh giấy báo, đếm và gói mớ tượng lại, nói giá cả xong đưa gói tượng Phật cho thầy Bẩy Ly. Thầy Bẩy Ly há hốc miệng, hỏi:
– Bác có tính lộn không đó.
Bác thợ khắc tượng lại tương thầy Bẩy Ly chê đắt nên xuống giọng:
-Tôi thấy thầy từ xa tới nên không dám nói thách đâu. Hơn nữa, bán cho thầy bà mình còn phải giữ khách chứ không dám đập đổ mà. Thầy tin tôi đi.
Thầy Bẩy Ly cười hề hề, nói:
– Bác tưởng tôi chê mắc hả, tôi thấy bác tính rẻ quá lại tưởng bác ưnh lộn nên hỏi lại. Bởi vì tôi thường nhờ mấy thằng đệ tử tôi mua dùm. Giá tiền bác tính tôi hai chục tượng, không bằng phân nửa chúng nó mua cho tôi một bức tượng. Con đĩ bà nó, thầy trò mà chúng nó cũng chơi mình.
Đào thấy thầy Bẩy Ly lại chửi thề, nàng lại véo nhe nhẹ vô lưng thầy, không cho bác khắc tượng thấy. Thầy Bẩy Ly lại nhìn Đào cười như để khoả lấp cái tật chửi thề của mình. Ông chỉ mớ tượng Phật còn lại trên tờ báo, vui vẻ nói:
– Vậy bác bán cho tôi hết cái đám này đi nhe.
Rồi ông quay qua Đào nói liền:
– Chút nữa mình đi mua ít hộp dầu cù là con hổ nữa là con đĩ…
Đào lại thấy thầy bẩy Ly chửi thề, nàng vội vàng hích mạnh cùi trỏ vô hông ông, làm ông ngưng ngang câu nói, cười hành hạch.