Nàng nói như vậy vì thấy rằng chàng cứ bị chuyện vô. lý này ám ảnh mãi nên rất bực mình. Tấn cũng biết Nhung đang bực mình, mặt mũi nàng đỏ gay. Nhưng Tấn vẫn cảm thấy rất ấm ức vì Nhung không thông cảm được với chàng. Cô ta không thể nào ép bức chàng quên đi chuyện đó. Nàng không thể nào hiểu được tâm trạng chàng. Thấy Tấn im lặng, Nhung càng bực bội. Bất cứ người con gái nào không được người yêll nuông chiều, vuốt ve, khi có bất hoà, chắc chắn dù chuyện nhỏ nhặt tới đâu cũng có thể bùng nổ thành chuyện to tát được.
Trước sự im lặng của người yêu mình, Nhung muốn lồng lên, nàng nghĩ Tấn đã coi nàng rẻ hơn cả một ông già xa lạ. Nhung vùng vằng, hất tay Tấn ra; quay ngược trở lại, nói:
– Anh đã muốn thế thì hãy đi tìm ông già đó đi. Tôi về một mình được rồi.
Bây giờ Tấn mới chợt tỉnh, chàng vội vàng chạy theo níu lấy vai Nhung năn nỉ:
– Nhung… Nhung… nghe anh nói này. Em đừng làm như vậy có được không?
Nhung vẫn còn giận dữ, nàng lạnh lùng nói:
– Anh theo em làm gì nữa, hãy đi kiếm ông già đó đi.
Tấn bực bội nói:
– Nhung, em làm cái gì vậy, sao em không chịu hiểu anh!
– Em có làm gì đâu, anh muốn đi kiếm ông già đó thì đi đi cần tới em làm gì.
Nàng vừa nói vừa lách mình khỏi tay chàng, nước mắt trào ra. Tấn thấy nàng thực ngoan cố cũng rất bực mình, chàng mím môi không nói gì được nữa. Nhung thấy Tấn im lặng, vùng vằng đi thực nhanh về phía trước. Thấy vậy, Tấn mặc kệ nàng. Chàng đứng tần ngần suy nghĩ về cái ngang ngược vô lý của người yêu. Tấn nhìn theo bóng nàng xa dần và khuất ở đầu đường.
Lúc này đầu óc Tấn lại trở về với hình ảnh ông già bữa trước gặp ở ngoài cửa rạp hát. Chàng thấy hối hận, tại sao bữa đó không chạy theo ông ta. Tấn nghĩ có lẽ lúc ấy có Nhung ở bên cạnh, chàng không hiểu tại sao mình lại có thể để cho một ông già xa lạ làm chia rẽ cuộc tình nồng thắm bấy lâu nay với Nhung. Lẽ d nhiên, khi gây gổ với người tình thì làm sao có thể vui vẻ được. Chàng ủ rũ từ từ trở về nhà. Chân bước mà đầu ốc chàng nghĩngợi đâu đâu, chẳng khác gì nhưngười mất hồn.
Hình nhưkhông hẳn chàng bối rối vì gây gổ với Nhung, nhưng phải nói đầu óc chàng đang rối mù về hình ảnh của ông già nọ giống hệt như ba chàng. Vì mải miết suy nghĩ, khi gần tới cửa nhà, chàng vẫn không biết. Tới khi ngửng lên mới chợt thấy mình đã tới nơi. Và khi chàng nhìn lên, bỗng thấy một bóng người rất quen thuộc ở trước mặt vừa lướt qua. Tim chàng bỗng đập mạnh, thân thể chấn động. Tấn quay hẳn lại nhìn người vừa đi qua mặt mình, chàng nhìn châm bẩm sau lưng. Người đó chính là ông già làm chàng mất ăn mất ngủ cả tuần lễ nay chứ còn ai vào đó nữa.
Tự nhiên Tấn có cảm giác nhưsống lại những ngày cha chàng còn sống. Chàng nhớ rõ hồi còn đang theo học ở đại học, có một lần đi học về cũng vào thời gian này, bóng nắng vừa chợt tắt và Tấn bỗng gặp cha chàng đi qua như vậy Hình ảnh hồi đó chợt hiện ra thực rõ trong đầu chàng, và sao nó trùng hợp với hoàn cảnh bây giờ như vậy.
Tấn cố định thần để nghĩ rằng làm sao thời gian có thể đi ngược lại như vậy được. Nhưng chàng không thể phủ nhận được những gì đang xẩy ra trước mặt. Tấn cắn chặt môi, chàng cảm thấy đau buốt và biết chắc đây là sự thực chứ không phải đang xẩy ra trọng giấc mơ. Ông già đó vẫn chậm chạp cất bước. Khi ông ta đi tới
cuối đường, Tấn không nhịn được nữa buột miệng kêu lớn:
– Ba.
Nghe tiếng gọi của Tấn, ông già từ từ xoay mặt lại. Chàng nhận ra ngay ông ta là người mình gặp bữa coi hát với Nhung về, và người đó cũng chính là cha chàng. Ông già đó nhìn Tấn và mỉn cười hiền lành. Tấn giật mình, tim chàng nhưmuốn nhẩy khói lồng ngực. Đó chính là nụ cười của cha chàng hồi nào. Nụ cười đó với Tấn thực quen thuộc và thân thiết. Nhưng ông già đó chỉ quay lại mỉm cười rồi lại quay đi và tiếp tục rảo bước. Cử chỉ đó khiến Tấn ngơ ngác tới bàng hoàng. Chàng ngần ngừ một lúc rồi chạy theo ông…
*
* *
Nhung ở trong phòng giáo sư và đang chấm bài cho học trò. Đột nhiên ông hiệu trưởng tới hỏi cô:
– Cô Nhung à, có phải thầy Tấn bữa nay bị bệnh
không?