Hết chứng kiến những trận đòn roi, những lời la mắng, miệt thị của chồng lên Ng., bà H. lại tiếp tục đón nhận nỗi đau tột cùng khi biết lần lượt 2 người con kế tiếp là T. (SN 1986) và T.N. (SN 1988) đều mang “thân xác đàn ông nhưng tâm hồn phụ nữ”. Nước mắt như cạn khô, bà “sống dở chết dở” và không muốn tin vào sự thật. Đó quả là một mối oan nghiệt quá lớn, nỗi đau của bà cứ thế chồng chất lên cao. “Biến đau thương thành hành động”, ngày bà mưu sinh một buổi, một buổi còn lại dành thời gian đến các trung tâm tâm lý, các bệnh viện để xin được tư vấn về trường hợp của 3 đứa con tội nghiệp.
Đến khi biết được, đó là một chứng bệnh bẩm sinh và những đứa con của bà không hề có tội, bà lại càng thương con hơn. Nhiều lần bà gọi các con lại tâm sự, nhưng biết không thể thay đổi được gì nên chỉ biết khuyên nhủ các con gắng học để sau này dễ kiếm việc làm và sống tốt với đời. Nhưng một lần nữa, sự thất bại của các con trên con đường học vấn và nỗi âu lo của người mẹ vẫn cứ bám víu lấy bà. Lần lượt T. và T.N. trượt đại học. Buồn nhất là TN. thi được 18,5 điểm nhưng vẫn thiếu nửa điểm để đậu vào ngành đã đăng ký, thế là T.N. buồn rầu thôi học. Nỗi đau cứ nối đuôi nhau dồn dập đến, nên nhiều lúc bà nghĩ không biết kiếp trước đã làm gì nên tội mà kiếp này hậu quả lại đổ lên đầu mình và các con như thế. Có lúc bà đã tìm đến cái chết, nhưng chết thì có giúp ích được gì, các con bà cũng không thể thay đổi được… nên lại thôi. Sự thể đã an bài, đành chấp nhận số phận, nhưng bà vẫn không thôi buồn lo cho các con về sự mặc cảm giới tính, sự ghẻ lạnh, lời đàm tiếu của người đời…
Tâm sự : Nỗi đau của người mẹ có ba con đồng tính
Ảnh minh họa
Nỗ lực giúp con hòa nhập cộng đồng…