Kết luận lại những trang viết về Vợ chồng A Phủ, học sinh khác tóm lược trong phép so sánh: “Có thể thấy, việc Tô Hoài xây dựng một con người với những phẩm chất đẹp đang bị vùi dập và đang như tan chảy giống như phiến băng để trên một lò lửa, tan ra và khi chỉ còn là nước nó chỉ chờ đủ độ 100 độ C để sôi”.
Hoặc có thí sinh miêu tả dòng sông Hương: “Sông to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một. Sông Huơng với ba màu khác nhau có lúc là màu tím của gương mặt người thấm đẫm rượu say”.
Râu ông nọ cắm cằm bà kia
Mỗi kỳ thi tốt nghiệp qua đi, những hạt sạn như học sinh nhầm lẫn nhân vật, tình huống giữa tác phẩm này sang bài văn khác là điều khó tránh khỏi. Một học trò đang giới thiệu về Tô Hoài lại bất ngờ chuyển sang nói về Tố Hữu: “Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hay nhất nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu trữ tình lãng mạn luôn nói về những số phận đau thương của con người và lên án sự bất công của các thế mạnh đã đem đến cho con người”.