Nhìn qua cửa kính, bên ngoài trời đã lên nắng, mấy cây kiểng thầy trồng có vài cây lá đã tươm màu vàng. Ngọc mở cửa bước ra ngoài, đưa tay tỉa mấy lá vàng ném xuống đất. Động tác của Ngọc thiệt ăn khớp với mối suy tưởng vừa qua, Đàn bà con gái rất sợ sự già nua héo úa. Nàng bứt bỏ mấy lá vàng trên cây kiểng để tránh cho người khác thấy sự tàn úa nơi cây. Để mấy lá xanh lại, cái cây mới hơ hớ đào tơ. Hơn ba mươi tuối đời, biết đâu trong nhan sắc nàng đã lấm tấm vài chiếc lá vàng, phải hủy bỏ nó đi cho khỏi lợn cợn. Ngọc vươn vai, hít một hơi dài không khí vào buồng phổi, rồi thở ra thật nhanh. Nhìn xuống phía ngực, Ngọc tin tưởng trở lại nơi mình: “Cũng không đến nỗi nào”. Bằng chứng là khi share phòng những nhà trước, thàng cha chủ nhà nào thấy mình cũng muốn xáp vô, mắt mấy thằng chả nổi gân đỏ mỗi rân Ngọc mặc quần ngắn duỗi dài chân ra. Ngọc cười một mình: “Trời bữa nay nắng gất, vậy mà thầy đòi nấu thuốc xông, chắc trong người thầy lạnh lắm.”
Quanh đi quẩn lại, Ngọc cũng chỉ nghĩ tới thầy. Ở thầy có một cái gì quyến rũ rất là kỳ lạ. Chính từ chỗ đó, mấy con mẹ sồn sồn coi bói cứ tới kiếm thầy hoài. Ngọc ghen tức với mấy con mẹ này một cách vô cớ:
“Chắc gì đồng tiền mua chuộc được thầy, nếu dễ sa ngã, thầy đã có vợ con từ lâu rồi. Thầy vẫn còn ở vậy, chứng tỏ thầy cứng cựa lắm.” Ngọc khe khẽ hát lại bản nhạc mà thầy thường ê a: “Thu đi cho lá vàng bay, lá bay cho đám cưới về, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa, tình yêu đành lỡ…”
Ở lúc này, Ngọc thấy thầy lãng mạn quá độ, có thể thầy đã qua vàl ba mối tình nhưng không thỏa mãn nên thỉnh thoảng thầy hay hát nhạc buồn, thếnào nếu có dịp Ngọc sẽ tìm hiểu về quá khứ của thầy.
– Ngọc ơi! Ngọc…
Tiếng thầy gọi kéo dài lê lết nhưng cũng có phần khẩn thiết. Ngọc trở vào bếp đã thấy thầy đang dở nồi nước xem sôi chưa. Cái bàn tay thầy thật mỏng manh, thầy dùng hal ngón tay kẹp nhẹ cái nấp vun nhắc lên. Kiểu cách thật là ưu ái, ngay tới đồ vật. Ngọc lên tiếng:
– Thầy mệt trong người, để em canh chừng nước cho, xuống đây gió máy, không tốt đâu thầy.
– Nãy giờ Ngọc làm gì ngoài sân vậy?
Ngọc hơi ú ớ, nàng không muốn tiết lộ là mình mới tỉa mấy cái lá vàng. Sợ thầy tinh ý biết được suy nghĩ của mình, nàng bẻ sang hướng khác:
– Trong này nóng nực quá, Ngọc chạy ra goài xả hơi một chút. Nước cũng chưa sôi đâu thầy.
Lời giải thích của Ngọc gỉống y luận điệu của một người đang còn ở quê nhà. Không có vẻ gì thích nghi với hoàn cảnh mới, làm thầy thương hại:
– Bên Mỹ này, nhà nào cũng có máy lạnh. Nếu nóng bức, Ngọc cứ vào phòng mở máy lên cho khỏe, việc gì phải ra sân chờ gió.
Câu bắt bẻ của thầy khiến Ngọc không biết trả lời sao. Nàng bẻ mấy ngón tay làm điệu. Thầy nhìn Ngọc trân trân:
– Chà, bộ Ngọc thường bẻ lóng tay lắm sao?
Ngọc gật gật đầu.
– Người ta nói bẻ lóng tay là đìêu hên đó thầy, Ngọc hay thử thời vận kiểu này.
Khi nói lời trên, Ngọc quên người đối diện là một ông thầy bói. Chừng chợt nhớ ra. Ngọc biết mình lỡ lời. Nàng cúi đâu nhìn mấy ngón tay, co co nhẹ lại, cử chỉ của Ngọc đơn giản và tự nhiên như vậy, nhưng thầy Phú Sĩ lại nghĩ khác. Thầy tưởng tượng như Ngọc đang nắn bột làm bánh. Thầy muốn được làm cục bột đó quá, với dáng vóc này, bàn tay mềm mại kia, nếu em mà nắn nót cục bột, chắc mềm cũng thành cứng, cứng cũng thành tan tác…
Thầy quay lưng về phòng, cũng là để kềm lại cái ý tình mềm cứng đang tự do nẩy nở trong óc thầy.
Khi Ngọc mang nồi nước sôi lên phòng, đã thấy thầy chuẩn bị một chiếc mền thật rộng đặt trên giường, còn thầy thì ngồi dưới thảm lim dim đôi mắt, hít thở đều nhịp, kiểu người đang ngồi thìên. Thầy cởi áo tự lúc nào ở trần, da thầy trắng bốc. Ngọc đặt nhẹ nồi nước xuống cạnh thây nói nho nhỏ:
– Thầy xông được rồi đó. .
Thầy im lặng không trả ]ời, tiếp tục thởvà nhắm mắt. Ngọc dự định nhẹ nhẹ lui ra. Nàng quay lưng lại nhìn thầv. Bỗng có một bàn tay níu lấy cẳng nàng. Hành động này thật nhanh và chớp nhoáng khiến Ngọc giật mình sững sờ. Nàng muốn lôi mạnh cho sút chân ra, nhưng hai bàn tav thầy như gọng kềm bắt nàng phải đứng lại. Chưa kịp mở lời Ngọc đã nghe thầy cất tiếng phều phào:
– Ngọc, Ngọc, cho thầy nhờ em chút xíu nữa.