– Bây giờ em là của anh thì thằng Tâm phải biến đi khỏi vùng này. Đáng nhẽ nó có thể bi đi Côn Đảo vì tội sát nhân, nhưng vì em, anh minh oan cho nó. Còn tội trốn quân dịch, anh có thể lo cho nó một cái đặc ân ra trình diện trễ, khỏi phải đi lao công chiến trường, em thấy có được không? Thu mừng rỡ, nàng không ngờ Song lo cho nàng như thế
– Em cám ơn anh, không ngờ em có phướe như vậy.
song nói nhanh: ‘
– Chưa hết đâu.
Thu lo lắng:
Còn gì nữa hả anh?
– Em phải giúp anh nhiều thứ lắm.
– Em đã nói rồi, kể từ nay em là tôi tớ của anh mà.
Song ghé miệng vào tai Thu nói nhỏ một hồi, nghe xong, Thu cười khúc khích, ôm cứng lấy Song đè chàng xuống sàn nhà…
Thu đã quên hết tai nạn vừa xảy ra. Niềm vui dâng trào trong lòng ngư’ời góa phụ trẻ đã hai lần sang ngang. Có lẽ sau những cơn mưa phũ phàng, trời bây giờ mới sáng thực sự. Nàng ôm ghì lấy Song, tự tay cởi chiếc áo thun của chàng ra, áp sát thân thể no tròn vào mình chàng. Cảm giác đê mê ehạy dài theo xương sống khiến từng thớ thịt căng lên, nàng thấy mình bồng bềnh trong một đám mây hồng, có tiếng nhạc vi vu, nước chảy róc rách, cùng gió hây hây. Hình như Song đang luồn tay xuống dưới, Thu hơi cong người lên…
– Chú Tư? Chú Tư!
Tào vừa chạy vào nhà vừa la um sùm:
– Chú Tư? Chú Tư ơi !
óng Tư ở trong bếp chạy ra hớt hải hỏi:
– Cái gì vậy Tào?
Tào vừa thở vừa nói: .
– Thằng Tâm bị bắt rồi.
– Thì thủng thẳng nói, mày làm gì như ma hành vậy? Nó bi bắt hồi nào?
– Mới tức thì. Con tưởng cũng bị múm luôn rồi.
– Mày có biết ai bắt không?
– Dạ không, mấy thằng này lạ hoắc. Tụi nó vô múm ngay thằng Tâm, làm như biết nó từ lâu rồi. Con ngồi ngay bên eạnh nó, tụi nó chĩ bảo ngồi lui ra, rồi còng
thằng Tâm tức thì. Nó bị còng một tay chung với thằng cha to con như hộ pháp, rồi thằng cha đó nắm tay thằng Tâm đút vô túi áo mưa eủa ehả, y như hai đứa bồ bịch với nhau, ngồi ăn bánh cuốn. Lúc đó chỉ có mình con, bà Ba và chi Nga biết.
– Họ có nói gì không?
– Dạ, nó bảo con cứ ngồi ăn tự nhiên, không được đứng dậy. Con muốn són đái trong quần, hú hồn hú vía.
– Tao hỏi họ có nói gì thằng Tâm không?
– Lúc đó hai thằng thủng thẳng ngồi hai bên thằng Tâm, còng nó ngay, rồi một thằng nói: “Nè ông nội Nguyễn Văn Tâm, 21 tuổi, ngụ tại 215/17/2 đường hẻm
Lao Động. óng trốn quân dieh lâu lắm rồi, nhưng tụi con hôm nay còng ông không phải vì bắt quân dịch đâu. Ông biết tại sao rồi, thằng ông nội”. Thằng đó nói tỉnh bơ như nói chơi.
Rồi thằng Tâm trả lời sao?
– Tụi nó không cho thằng Tâm nói gì hết. Sau khi nói vậy xơng, nó nói ngay: “Ngồi yên và ngậm miệng lại, mày mở miệng hay nhúc nhích tao nổ vô sọ mày”. Thế là thằng Tâm chết trân.
– Vậy họ eó hỏi gì mẹ con bà Ba Bánh Cuốn không?
– Có nhưng nó nói với con trước.
Họ nói gì mày?
– Nó nói: “ông bạn cứ thủng thẳng ăn, đa bánh cuốn đó tôi trả tiền, nhưng nếu tụi tôi chưa đi tới đầu hẻm mà ông bạn đứng dậy thì thằng khĩ đột kia nó nổ gãy giò ông bạn đó nghe chưa, chuyện này không liên quan gì tới ông bạn đâư’. Nói rồi nó thảy 10 đồng lên bàn. Làm con nuốt cục bánh mà nghẹn muốn chết.
– Họ nói với bà Ba Bánh Cuốn cái gì?
– Khi hai đứa dẫn thằng Tâm đi rồi, thằng ngồi lại mới hỏi bà Ba tối hôm qua mấy giờ thằng Tâm về nhà,
bà Ba nói khôg biết, bả nói nó không có ở nhà bả nữa vì nó trốn quân dịch
– Ừ bà Ba cũng khôn đó, tội chứa người trốn quân dịch cũng đủ ở tù rồi.
– Nhưng thằng cha đó cười hì hì bảo: “Bà mà không biết nó đi đâu hôm qưa thì kể như bà lên án tử nó rồi. Tụi tôi đã nói, tụi này không có phụ trách cái vụ quân dich mà”. Nó nói xong rồi đứng dậy. Rồi nó đưa máy hình lên chụp con, xong đưa tay ra bắt tay con từ giã cố vẻ thân mật lắm. Lúc đó con nghe nó nói nhỏ: “Tết hơn hết là ông bạn ngậm miệng lại, nếu không người kế là ông bạn đó, hiểu chưa. Chuyện này không dính dáng gì tới ông bạn đâư’. Nói rồi y đi ngay, hình như tụi nó đậu xe Honda đầu hẻm. Tụi nó đi rồi con vẫn còn run. Chị Nga ôm bà Ba khóc, con thấy tội quá, chạy về đây cho chú hay.
– Mày cho tao hay làm gì?
– Con cũng không biết.
– Tả con bà mày, đồ khùng?
Mỗi lần tức đệ tử, ông Tư thường chửi: “Tả con bà mày!”, ông nói nửa tiếng Tàu nửa tiếng Việt. Nói riết rồi thành thói quen, cứ đụng một chút là “Tả con bà mày?”, thành ra câu chửi này biến thành một thành ngữ chửi thề quen thuộc của cả võ đường. Bây giờ học trò đứa nào cũng quen nói “Tả con bà mày!”.
– Chú Tư ơi, chú Tư!
òng Tư ló đầu ra ngoài hỏi lớn:
– Đứa nào ở ngoài đó la nữa vậy?
– Chú Tư ơi, cảnh sát bố quân dịch!
Thàng Phèn vừa la vừa tông vô nhà:
– “Tả con bà mày” doọc đi. Thằng Tào nữa, tụi bay ở đây, nó múm được thì tao cũng đi chung với tụi bay luôn. Thằng Tào vừa co giò đinh phóng ra ngã sau, thì