Tâm ngồi xuống, nó bắt đầu kể tĩ mĩ những gì vừa hỏi được. Song và Nga chãm chú nghe. Trời bắt đầu mưa lác đác, xa xa, thĩnh thoảng chớp loé lên, kéo dài lằng nhằng một góc trời. Gió bắt đầu lành lạnh…
Người thượng sĩ già hớt hải đi vào phòng Phản Tình Báo.
– Thượng Sĩ Song, Đại Tá kêu anh vào trình diện.
– Thượng Sĩ Bố ơi, trời mưa hay nắng?
– Tôi đâu có biết, tụi Phản Tình Báo các anh nhiều chuyện lắm. Ai mà hiểu cho nổi.
– Thôi mà bố, chúng mình dù sao cũng đồng nghiệp, con chạy ngoài, bố ngồi văn phòng sướng bỏ mẹ, quạt máy, bàn tủ đàng hoàng, còn mấy tháng nữa bố lại giải
ngữ về nhà vui thú điền viên, sống cuộc đời thần tiên.
– Nghe anh nói mà tôi ham, cái thân thượng sĩ già, mấy chục năm lính, đến lúc gối mỏi lưng còng, nhìn lại tay trắng vẫn hoàn trắng tay, không biết mai này lấy gì
sống.
– Ấy, Thượng Sĩ bố, đừng nói vậy chứ. Bố gả con gái cho con đi, con tình nguyện làm Thượng Sĩ con nè, con nuôi bố.
Ông Thượng Sĩ già lắc đầu cười hềnh hệch. Trong sở rất nhiều Thượng Sĩ, duy chĩ có anh chàng Song này mang cấp bực Thượng Sĩ trẻ nhất trong ngành An Ninh. Cứ mỗi lần gập y là bố bố, con con, chịu không nổi. Chĩ có điều lạ là thượng cấp rất quí “cậu Thượng Sĩ” này, mặc dù hắn ta tà tà tối ngày.
– Thôi, thôi… Xin kính mời Thượng Sĩ con vô trình diện Đại Tá đi, ở đó mà nói bậy bạ hoài, lúc đó thì không biết mưa hay nắng đâu.
Song ôm chồng hồ sơ, vừa đi vừa ngoái cổ lại nói lớn:
– Nếu Thượng Sĩ bố gả con gái cho con thì mưa hay nắng cũng mặc kệ.
Đám nhân viên phá lên cười, trong khi ông Thượng Sĩ già lắc đầu chịu thua thằng nhỏ lì lợm.
Song gõ cửa phòng Đại Tá rồi xô cửa bước vào. Chàng đứng nghiêm chào.
– Thôi, thôi… khỏi. Toa ngồi xuống đi, nói ngay cho moa nghe mục tiêu Môi Hồng mà toa vừa viết phiếu trình.
Song bỏ chồng hồ sơ lên bàn, ngồi xuống ghế. Chàng ngạc nhiên khi thấy toàn bộ bộ tham mưu ngềi nghiêm chỉnh dọc theo chiếc bàn hành quân. Không có một sĩ quan cấp úy nào, trừ ông trưởng phòng ủa chàng và cấp hạ sĩ quan chĩ có Song. Đây không phải là lần duy nhất Song dự những cuộc họp như thế này, tuy nhiên,
đầy đủ bộ tham mưu như vậy, quả thật là hiếm có. Song giở tập hồ sơ ra, nói:
– Kính thưa Đại Tá, kính thưa quý vi Trưởng Phòng. Tôi xin phép được đặt tên cho mục tiêu này là Môi Hồng. Hôm qua chúng tôi vừa phát hiện một người Trung Hoa chuyển một số hiện kim Việt Nam về thương thuyền của ông ta. Theo mật báo viên T.28, cảm tình viên của anh ta làm nghề ehèo đò cho biết, đương sự đã chở người Trung Hoa này nhiều lần và lần nào cũng thấy y mang rất nhiều tiền trong mình. Chúng tôi đã bố trí và chụp được hình của người Trung Hoa này. Sáng nay, đi sưu tra, được biết y là một sĩ quan cơ khí của chiếc thương thuyền này. Và chiếc tàu này cứ 3 tháng lại ghé Sàigòn một lần rồi ra Đà Nẵng, tiếp theo là Hồng Kông. Tất cả thủy thủ đoàn dều là người Trung Hoa, mang nhiều quốc tịch khác nhau. Chiếc thương thuyền này đã thường .xuyên ghé Sàigòn từ hơn 3 năm nay và lần nào ghé bến cũng có mặt viên sĩ quan cơ khí này. Mỗi lần ghé Sàigòn, thương thuyền thường lưu lại từ một tới hai tuần để bốc rỡ hàng. Theo T28, ngày nào người này cũng lên bờ và dùng ghe của cảm tình viên của T28 đi từ thương thuy~n vô bến đò cột cờ Thủ Ngữ và lần trở về cũng vậy. Chúng tôi nghi ngờ đây là tổ chức kinh tài của Trung Cộng, hoạt động ngay tại Sàigòn và lấy tiền Việt Nam Cộng Hòa để viện trợ cho Cộng quân xâm nhập vào Nam. Theo như nguồn tin của cơ quan Unh báo Đồng Minh tử hơn 3 năm nay ở Hồng Kông, yêu cầu chúng ta tiếp tay phá vỡ tổ chức này. Song vừa dứt lời, tất cả Bĩ quan đều xôn xao. Đại Tá Chánh Sở nói lớn:
– Tôi đã cầm tờ phúc trình của Thượng Sĩ Song lên trình ông Tướng. Và đúng như lời Thưựng Sĩ Song nhận định, đây là một mục tiêu của An Ninh từ lâu, nhưng chưa có ai kiếm được manh mối nào. ông Tướng vừa chỉ thị cho cơ quan ta phải dốc toàn lực phá vỡ tổ chức này càng sớm càng tốt và bằng mọi giá. Vậy trước khi bàn về kế hoạch hành quân, tôi cho phép tất cả các anh có quyền hỏi bất cứ điều gì thắc mắc để Thượng Sĩ Song có thể trả lời trực tiếp, như vậy chúng ta mới dễ bố trí kế hoạch.
Tự nhiên Song đổ mồ hôi trán, chưa bao giờ có vụ “thẩm vấn” nhân viên phản tình báo như hôm nay. Ông Đại úy xếp của Song đưa mắt nhìn chàng ái ngại. Song cố gắng mĩm cười để ông ta yên lòng. Chàng chưa cười được bao lâu, ông Đại Tá phụ tá lên tiếng ngay:
– Tôi hơi ngạc nhiên vì Thượng Sĩ Song báo cáo người Bĩ quan cơ khí kia đã di chuyển hơn 3 năm nay trên cùng một con đường từ Thương Cảng ra ngoài mà không có ai khám xét. Theo tôi biết, mọi người ra vô Thương Cảng đều bị Quan Thuế khám xét, đó là chưa nói tới cảnh sát Thương Cảng. Vậy điều này thế nào,
Thượng Sĩ Song giải thích cho tôi biết.
Tất cả mấy chục con mắt dồn về chàng, Song thấy da thịt ngứa ngáy lạ kỳ. Chàng nói thực chậm:
– Kính thưa Đại Tá. Theo đúng nguyên tắc, quả như lời Đại Tá nói, tất cả mọi thủy thủ muốn rời tàu phải có thông hành và đi ra cổng kho 5. ở đó có Quan Thuế và Cảnh Sát Thương Cảng khám xét. Tuy nhiên, ở cột cờ Thủ Ngữ, ngay sát công viên cột eờ và nhà hàng nổi Mỹ Cảnh có một bến đò nhỏ. ở đây eó khoảng 30 chiếc ghe, máy có, chèo có, đưa đón khách từ Sàigòn qua Thủ Thiêm. Chính những chiếc ghe này đưa rước luôn những thủy thủ nào muốn đi tử thương thuy~n vào Sàigòn hay trở ra mà không qua bất cứ một sự kiểm soát nào.
Bến đò này hoạt động từ bao giờ?
– Thưa Đại Tá, tôi không biết đích xáe thời gian, tuy nhiên, có thể nói đã có từ khi thành lập thương cảng.
– Thượng Sĩ muốn nói là ngay từ thời Pháp thuộc, mấy chục năm nay rồi?
Có nhiều tiếng rù rì và cười nho nhỏ. Song cố trấn tĩnh:
– Thưa Đại Tá, có thể nói như vậy. Tôi chỉ mới được biệt phái ehính thức hơn tháng nay, hoạt động an ninh cho vùng này. Vi từ trước tới nay, địa bàn hoạt động của Sở ta không có ở đó. Tuy nhiên, tôi biết chắc rằng, có nhiều bến đò như vậy dọc theo vùng Thương Cảng đang hoạt dộng và đã hoạt động từ nhiều năm nay.
Quay qua Trung Tá Trưởng Phòng Bảo Vệ, Đại Tá Phụ Tá hỏi:
– Trung Tá Trưởng Phòng Bảo Vệ nghĩ thế nào?
– Dạ, thưa Đại Tá, Thượng Sĩ Song nói đúng. Tiếc rằng địa phận đó không thuộc khu vực bảo vệ của mình.
Đại Tá Phụ Tá có vẻ bực mình:
– Tôi nghĩ rằng chưa hẳn là thế. Có thể đó là một điều thiếu sót Bởi vì các ehiến hạm của ta nằm sát ngay Thương Cảng. Hơn nữa, chính ta ra vô cũng phải qua