Cái gì nữa?
– Chiếc ghe của ông Ba bán cháo lòng bò, đậu ngay sau nhà bà Ba, hình như trên ghe có nhiều người. Em làm bộ đứng trên cầu hỏi ông Ba mấy lần mà ổng không
trả lời.
Song nói ngay:
– Thôi chết, ông Ba bị tụi nó khống chế rồi. Nhưng cũng chẳng ăn cái giải gì. Con tin nàm ở đây, lấy gì mà bắt.
Vừa nói Song vừa cười hỏi Nga:
– Cô eó biết bơi không? .
– Dạ biết.
– Còn dì Ba?
– Dạ… dạ.. tôi cũng biết.
ông Tư cười:
– Trời ơi chú Song, nhè dân đánh cá mà chú hỏi có biết bơi không.
Song ngạc nhiên:
– ủa, gia đình dì Ba ngày xưa đánh cá à?
Bà Ba thực thà:
– Dạ, hồi đó tụi tui đánh cá ở miệt dưới, sau bị mấy ổng đón đường miết, khó làm ăn quá nên mới bán ghe lên đây bán bánh cuốn.
– Tốt lắm, tôi có một chiếc ghe nhỏ, phiền dì với cô Nga một chuyến. Gia đình dì ở xóm này không ổn rồi.
Nói xong, Song ghé tai ông Tư thì thầm một lúc lâu rồi bảo dì Ba:
– Bây giờ dì với cô Nga theo tôi đi ngay mới được.
Trời đã nhá nhem tối, con đường đất trơn trượt, ba người lầm lũi đi không nói một lời. Đi một lúc lâu, men theo bờ rào sở Hàng Hà tới eon lạch nhỏ, Song kéo từ một bụi cây ra chiếc ghe tam bản. Cả ba cùng xuống ghe bơi ra sông Sàigòn.
– Nga có biết đây là đâu không?
– Dạ biết.
– Từ đây tới nhà Nga, Nga có biết đường đi không?
– Dạ biết, cháu đi lấy thit và gạo hàng ngày bằng ghe mà.
Song à một tiếng thích thú:
– Thì ra thế. Vậy nhà có ghe à?
– Dạ.
– Ghe cô để đâu?
– Cháu cột sau nhà.
Bà Ba nói chen vô:
– Hồi chiều tui lấy ghe chở ông nhà tui tới nhà dì Tám nó, rồi cột luôn ở đó rồi.
– Thế từ đây có thể đi tới nhà dì Tám đượe không?
Bà Ba chỉ về phía trước:
– Dạ được, chú nhìn kìa, qua khỏi ngọn dừa kia là nhà dì Tám tụi nó.
– Nếu thế thì tiện quá. Bây giờ thế này, mình qua nhà dì Tám đón ông Ba đi luôn, dì Bà chở ông Ba, còn tôi với cô Nga đi ghe này. Mình sẽ qua Thủ Thiêm, thằng Tâm đang ở phía bên đó. Nó eũng cần người săn sóc.
Nghe được gặp thàng Tâm, eả bà Ba lẫn Nga đều mừng ứa nước mắt, bà Ba rố~l rít:
– Cám ơn, cám ơn ehú Song. Chú giúp gia đình tui nhiều quá. Biết bao giờ tụi tui mới trả được ơn chú.
Song nói đùa:
– Vì tôi mắc nợ cô Nga nên phải trả thôi. Dì Ba ơi, dì đừng cám ơn tôi tội nghiệp.
Nga biết Song ehọc nàng, hai má nóng ran. May mà trời tốì không ai thấy, nếu không mắc cỡ chết. Bà Ba ngơ ngác một chút, nhưng hiểu ngay, hàng ngày Song
tới ăn bánh cuốn cũng thường nói chơi như vậy. Nhưng không biết sao hôm nay tự nhiên bà thấy vui vui vì câu nói chơi của chàng….
Ba Thọt ngồi nhâm nhi miếng khô mực với ly rượu đế pha xá xi con cọp từ chợp tối tới giờ. Cái sạp khô mực đầu hẻm ngay trước cửa nghĩa đia thật dễ cho chàng quan Bát tình hình. Mặc dù không nhìn thấy gì trong nghĩa đia, nhưng mọi người ra vô chàng đều nhận rõ. Và nhất là chi hàng rượh này khoái nói chuyện nên càng dễ dò hỏi những gì xảy ra từ sáng tới giờ. Nhưng càng nghe, chàng lại càng thấy thắc mắc. Hình như bà nội này thích kể chuyện hoang đưừng hơn sự thực, chàng có cảm tưởng như chính chi ta được thấy tận mắt con ma dưới mộ lụi thằng cha gác nghĩa đia chết. Đến khi trời tối hẳn, hình như chị hàng rượu không còn gì để nói nên mới thôi. Ngay lúc ấy chợt có ba chiếc xe Honda, mỗi chiếc dều chở theo một người chạy thực mau vô nghĩa địa. Thấy dáng điệu hấp tấp như đang rượt đuổi ai đó, chàng hỏi chl hàng rượu:
– ủa, mấy ngllời này vô nghĩa đia chi khuya quá vậy nè?
Chi hàng rượu đáp ngay, làm như mình sành sỏi lắm:
– ấy, có hai ông mới tới gác nghĩa địa, hình như họ người Hoa, còn mấy người kia chắc bạn bè tới rủ nhau đi nhậu chớ gì. Coi cái kiểu chạy xe thì biết là có mấy ly rồi.
Ba Thọt cười hề hề:
– Chị bán rượu có khác, nhìn sơ người ta là biết có mấy ly rồi.
Chị hàng rượu vừa định trả lời chợt có người đậu xe lại hỏi mua khô mực, chị vội vàng ném con khô mực thật bự vào lò than, quạt lửa phành phạch. Vừa quạt, miệng chi vừa tía lia:
– Thầy Hai à, để tui nướng con khô mực này cho thầy nhậu chơi. à, thầy nhậu ở đây hay mang về?
– Chi cứ nướng giùm tôi đi, cái thân thì mang về, còn mấy cái râu để tôi làm một ly.