Nằm dưới gầm cầu anh thao thức chờ trời sáng. Anh nhớ đến ông Năm Hiền người hiểu rỏ tâm tư và hoàn cảnh của anh, đã qien thân với anh từ ngày chịu án ở Côn Đảo. Vào tù, anh vẫn hãnh diện cho rằng mình bị bắt chẳng qua là do sơ suất để lở thời cơ nên thua cuộc. Anh sẽ vượt ngục, sẽ tinh khôn hơn, sẽ cao thủ hơn để chơi tiếp những ván bài mới với cảnh sát Đô Thành.
Câu chuyện tâm sự với ông Năm Hiền đã tạo nên bước ngoặc đời anh. Đó là một đêm trời tối đen như mực, hai người phải đi bắt rùa biển và hốt trứng rùa nộp cho cai ngục. Trong lúc ngồi ẩn mình trong những rặng cây ven bờ chờ những con rùa từ những làn sóng đen ngòm lao lên bờ các để đẻ trứng, anh đã kể cho ông Năm Hiền nghe những ước mơ của mình khi vượt ngục.
Ông Năm chân tình khuyên anh:
– Cháu còn bồng bột quá. Con người chỉ sống có một lần, đâu có nhiều dịp để làm liều , làm thử, để phung phí sức lực tuổi xuân rồi làm lại.
Hiểu ra điều đó Ba Bình thấy mình may mắn vì đã gặp được một người chân chính, đã chân tình khuyên bảo anh những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Song thành kiến của người đời thật là nặng nề ghê gớm. Khi ra tù, mẹ anh qua đời vì một tai nạn rủi ro, còn anh kiếm một việc làm bình thường cũng rất khó khăn, vì lý lịch quá nặng nề. Anh phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống qua ngày nhưng cũng luôn bị nghi ngờ theo dõi. Cho đến một ngày kia, anh bị hốt chung với đám bụi đời, xì-ke, dựt dọc, đưa xuống cải tạo tại trường Tắc Bầu Sấu.
Ông Nằm Hiền khi đó là một nhân viên trong Ban kinh tế mới của Quận, cũng chẳng bênh vực nổi anh. Ông phải điên đầu với bao nhiêu câu hỏi nghi vấn:dồn dập về những ngày ông ở tù.
Nhưng khi đến Duyên Hải, vùng đất hoang mặn này đã giúp anh lấy lại niềm vui trong cuộc sống mới cùng với những con người nghèo khổ bất hạnh trụ lại nơi này. Cuộc sống của trường vừa khá lên một chút thì ông Hiệu trưởng rút về công tác trên quận, Tám Hoạnh được điều về làm Hiệu phó nắm quyền điều hành toàn bộ công việc. Ông ta quen biết rộng, nhiều bạn nhậu, có ô dù vững chãi nên đã kéo bè kéo cánh để sống như một ông vua con ở Trường Cải Tạo.
Ngày mai anh sẽ trở về Sài Gòn tìm gặp ông Năm Hiền hy vọng ông sẽ cho anh biết rỏ những gì liên quan đến số phận của anh. Nếu bị bắt lại, anh sẽ đương đầu với số phận để tự minh oan, tự giải cứu cho mình.
Sương đêm thấm vào các khối bê tông lạnh buốt khiến anh không ngủ được. Cuộc gặp gở với Thu Vân đã khơi dậy trong lòng anh những sôi nổi khác khao của thời trai trẻ. Anh đứng bên lan can cầu lặng lẻ nhìn trời sao lấm tấm. Chỉ mình anh còn lại giữa cánh đồng vắng vẻ, nhưng anh không cảm thấy cô đơn.
Gần tối hôm sau, chuyến ca nô khách ghé bến An Thủy Đông đã đưa Ba Bình về bến Nguyễn Kiệu trên sông Sài Gòn
Dọc đường mọi người đi lại tự do không thấy ai bị xét giấy. Anh lên bến rẽ vào đường Hàm Nghi, lên xe lam chạy thẳng về nhà ông Năm Hiền.
Ông Năm Hiền vẫn ở trong căn nhà cũ, bằng gỗ lợp tôn giữa một con hẻm nhỏ. Gặp Ba Bình, ông mừng rở kể lại cho anh nghe về số phận Tám Hoạnh như anh đã biết, rồi giục giã:
– Cháu viết ngay một lá thư gửi lên quận trình bày hoàn cảnh và nguyện vọng của mình. Mọi quyền lợi của cháu sẽ được phục hồi.
Ba Bình thắc mắc:
– Cháu sẽ phải tố cáo tội lỗi của tám Hoạnh?
– Không cần. Ông ta đã khai nhận hết tội lỗi của mình, kể cả chuyện vu oan cho cháu. Ông ta tự nguyện bán bớt nhà đất để đền bù số tiền thất thoát. Nhờ vậy ông ta được xét miễn tố và chịu kỷ luật một năm cải tạo.
– Vậy cháu phải viết đơn làm gì nửa?
– Để hoàn tất hồ sơ trả lại quyền tự do cho cháu. Nhân có anh Ba Hưng hiệu trưởng mới đang về họp tại đây, ngay mai sẽ giải quyết ngay. Nghe anh em trong Trường kể chuyện oan của cháu, Ba Hưng rất thông cảm, chỉ mong cháu về để giải quyết mọi quyền lợi, kết thúc vụ bê bối ở trường.