Chiều hôm sau anh đã tới được Ấp Sân Chim. Đó là cái đích cuối cùng mà anh và Huệ Trắng đã mơ ước từ những ngày còn nằm ở đồn binh Duyên Hải. Huệ Trắng đã kể lại tỷ mỷ từng chặng đường và điểm mốc của hành trình mà cô đã theo mẹ về thăm ông ngoại từ ngày còn nhỏ. Qua mỗi đoạn đường đó, Ba Bình lại thấy dường như bóng của Huệ Trằng vẫn còn đâu đây giúp cho anh nhận ra chặng đường, khỏi phải ngở ngàng lúng túng. Huệ Trắng đã phải vĩnh viễn nằm lại Duyên Hải. Chặng đường hôm nay không bao giờ Huệ Trắng còn thấy nửa.
Khi mặt trời sắp lặn, Ba Bình đã băng qua những cánh đồng ngập nước, dấu vết của những rừng chàm tàn lụi, đến được ngôi nhà ông ngoại Huệ Trắng.
Đó là một căn nhà gỗ cũ kỹ nằm giữa một mãnh vườn rộng cây cối xơ xác, vắng vẻ. Mãnh vườn không có cổng, chỉ một lối đi vào được quét dọn sạch sẽ, còn hai bên là cỏ mọc xô bồ và ngổn ngang lá rụng.
Đang ngẩn ngơ chưa biết hỏi ai, chợt Ba Bình thấy một bóng người lặng lẻ nhảy nhót ở một góc vườn. Giữa những mảng sáng yếu ớt hắt lên trên nền trời chiều, bóng người chỉ còn là một hình khối đen sẩm, với những động tác kỳ quái, chờn vờn, loạng choạng như phù thủy đang bắt quyết gọi âm binh.
Anh mạnh dạng tiến nhanh đến bên bóng người, cố kìm bớt nỗi hồi hộp.
– Chào ông! Oâng có phải là ông Tư ?
– Uûa! mà chú là ai mà biết tôi hả?
– Con từ Sài Gòn xuống. Con là bạn của Ngân Huệ. Cổ chỉ đường con tới thăm ông.
Oâng già nắm lấy tay Ba Bình mừng rở hỏi dồn dập:
– Vậy hả? Vô nhà đi. Ở Sài Gòn xuống đây lâu mau rồi? Chú gặp con Huệ khi nào? Nó có khoẻ không? Lâu quá, mong hoài mà chẳng thấy thư của nó. Hiện giờ nó ở đâu?
Ba Bình ngập ngừng cố nén xúc động:
– Dạ, thưa ông Tư, cũng lâu rồi, tới mấy tháng lận. . . . . . Ngân Huệ đã vượt biên rồi. Oâng Tư biết chưa?
– Biết. Ba má nó đi chuyến trước đã tới nơi, gửi thư về rồi. Nó đi chuyến sau, mãi tới giờ chưa thấy thư. Chú đem tin mừng của nó cho tôi hả?
Ba Bình chết lặng. Tim anh nghẹn lại như bị ai bóp chặt.
Oâng già vẫn hồn nhiên chuyển sang chuyện khác:
– Sáng nay vừa nghe tiếng chim báo khách, tôi đoán mãi không biết ai sẽ đến đây. Chúng nó đi hết rồi, giờ chỉ còn mình tôi ở lại, vắng vẻ quá, thấy chú tới, chẳng khác gì thấy con Huệ trở về. Vô nhà đi, rồi kiếm chút đồ nhậu. Tối nay có chú, ta nhậu suốt đêm.
Đêm ấy, hai ông cháu ngồi trước hiên nhà đến tận khuya. Xị rượu thuốc bắc Ngũ xà đại hội mới vơi được vài ly rồi bỏ dở không ai buồn uống tiếp. Ba Bình kể cho ông Tư tất cả những chuyện bất hạnh xãy ra trong đời anh và Huệ Trắng.
Oâng Từ Tràm đón nhận chiếc nhẩn vàng do Ba Bình trao lại, xoay trở mãi trong tay. Chiếc nhẫn đã mang theo tất cả tâm tư ước nguyện của Huệ Trắng trong những ngày long đong vất vả trốn trại ra đi. Và khi Huệ Trắng không may bị nạn như có một sự linh thiên kỳ diệu nào đó, bàn tay đeo nhẩn vẫn còn lại như linh hồn cô theo bước anh về đến tận đây.
Oâng tư rưng rưng nước mắt giọng nghẹn ngào:
– Vậy là chúng nó bỏ Tư đi hết rồi con ạ. Tư vẫn hi vọng chúng nó đi tới đâu rồi cũng có lúc trở về nhìn lại quê hương. Chỉ tội cho con Huệ. . . số nó khổ sở lận đận nhất nhà. . .
Nhìn thấy ông Tư như vậy, bất giác anh nhớ đến đêm trăng kinh khủng trên sông Vàm Nâu và chua xót nghĩ rằng chính vì lỗi của mình mà anh đã mất Huệ Trắng. Anh luống cuống nâng chén rượu lên dốc một hơi cạn sạch. Men rượi nặng bùng lên rừng rực như muốn thiêu cháy tất cả những gì còn lại trong đời anh.
Khi nỗi đau đã dịu đi, ông Tư hỏi Ba Bình:
– Giờ con tính sao. Mai mốt có định vượt biên nửa không?
– Con bây giờ như người bị quê hương từ bỏ. Muốn ở lại nhưng đi đâu cũng không có đất trú chân. Họ đang lùng bắt con gắt gao. Không ai có thể minh oan cho con được. Nếu họ bắt, thì cũng chẳng cần tòa xét xử, con sẽ bị đưa đi cải tạo không biết bao giờ được tự do. Chắc rồi con cũng phải đi.
Oâng Tư ghé sát lại Ba Bình, giọng trầm hẳn lại:
– Cực chẳng đã mới bỏ quê hương ra đi. Con đã tính như vậy thì . . . để ông Tư tính cho, ông Tư có thể thu xếp cho con, ở lại với ông Tư ít hôm đi đã, đừng ngại.