Nàng đề cập ngay vấn đề chính: – Vậy anh cho biết … em phải deposit bao nhiêu ạ. Đang thua football hỏng còn một cắc, nghe nàng hỏi, Lãng Du trả lời một cách “rộng lượng”. – Một khóa 600 đồng. Em cứ … đưa hết cho anh, khỏi cần deposit. – Dạ em không có mang tiền theo đây. Thôi, để đến tối em đem qua. Vừa nói, Heo May vừa đưa tay chào Lãng Du, quay gót ra về. Ca nhạc sĩ Lãng Du chồm tới, nói vói theo: – Em đưa trước anh hai đồng đi. Còn bao nhiêu đến tối tính sau. Heo May về đến nhàvới niềm vui òa vỡ trong lòng. Nếu được Lãng Du nâng đỡ, trước sau gì nàng cũng sẽ là ngôi sao sáng trên nền trời ca nhạc hải ngoại. Heo May ngồi hồi tưởng lại cuộc đời nàng. Từ thuở bé, Heo May đã có một tiếng khóc khác thường. Tiếng khóc mạnh như một lưỡi khoan điện xoáy vào lỗ tai người nghe. Tiếng khóc của nàng đã làm những đứa bé khác, cùng sống chung trong viện mồ côi phải sợ hãi khóc thét. Thêm vào đó là cái bước đi ngang như cua. Thưở thiếu thời, bản tính Heo May là không thích đi thẳng. Nàng cũng chẳng hiểu tại sao như vậy. Có người đã xem chỉ tay, chỉ chân cho biết là nàng được trời sinh để làm “ca sĩ kích động.” Lý do là trên mười đầu ngón tay của Heo May có đủ mười cái hoa tay. Lúc buồn buồn, chẳng có việc gì làm, nàng tẩn mẫn đưa hai bàn tay xanh xao lên xem lại. Heo May thấy hoa tay của nàng sao hơi giống với Hoa Liễu… Sau khi tắm và rữa thật kỷ, Heo May ngồi nhìn đồng hồ, mong cho mau đến tối để gặp chàng nhạc sĩ của lòng mình. Chiếc đồng hồ cứ thong thả gõ từng nhịp tích tóc, tích tóc chậm rãi như để trêu tức Heo May. Chỉ một giờ đồng hồ mà đã dài như sáu mươi phút. Thế rồi việc gì phải đến, đã đến. Giờ phút thiêng liêng đã điểm, Heo May mặc bộ đồ ưng ý nhất của nàng, không quên mang theo mấy món phụ tùng như lông nheo giả, vú giả và mông giả. Chỉ có cái bao thư đựng 600 đô la là thật mà thôi. Nghe tiếng gõ cửa, Lãng Du phóng tới bằng những bước chân rộn ràng niềm vui. Cánh cửa mở rộng, Heo May hiện ra như một bà tiên rực rỡ. Một bà tiên sexy mang tiền đến cho chàng. Bằng những cử chỉ lịch sự của một người nghệ sĩ “tai tiếng”, Lãng Du mĩm cười thật tình tứ. Chàng nói: – Anh đang chờ em như … nắng hạn chờ mưa rào. Heo May đáp lại bằng một giọng cũng cải lương không kém: – Em cũng nôn nao như … cô dâu trong đêm động phòng hoa chúc. Từ trưa tới giờ, trong túi hỏng có một cắc.
Chẳng biết lấy cái gì làm tiền để đi ăn. Chàng nằm co nơi xó nhà. Bụng thì đói, mà cặc thì nứng, chờ nàng đến. Nhưng bây giờ thì trong đầu Lãng Du chỉ nghĩ đến vấn đề trước mắt là … thực phẩm. Còn chuyện đụ đéo thì tính sau. Có thực mới giựt nổi giây lưng quần chứ. Chàng hỏi Heo May: – Em có đem … hiện kim tới không? Heo May mĩm miệng cười duyên, đưa cả cái nứu răng đen thui để trả lời chàng: – Lẽ dĩ nhiên. Tiên học phí, hậu mới học nhạc lý, chứ anh. Lãng Du chịu lắm. Con gái phải lanh lẹ như vậy mới được. Chàng nghĩ thầm: – Nếu trời thương. Hai đứa cũng có thể dựng nên cơ đồ lắm chứ. Tiếng nói thánh thót của Hoe May vang lên làm Lãng Du chợt tĩnh: – Vậy, chừng nào mình bắt đầu, anh? – Khoan. Từ từ đã em. Ngày đầu tiên mình phải làm lễ cúng tổ … – Cúng làm sao? Anh chỉ em đi … – Bây giờ phải ra nhà hàng. Cúng tổ ở đó trước. Sau đó về đây, hai đứa mình cúng thêm một phát nữa. Trước khi đến với Lãng Du, Heo May đã trang điểm kỹ lưỡng. Nàng cũng đã tính tới việc mời hắn đi ăn một buổi dinner lãng mạn, có đèn cầy, có nhạc êm dịu …
Bởi vậy, vừa nghe Lãng Du đề nghị Heo May hoan hô hết mình. Nàng giơ cao hai cái nách đã được nhổ hết lông hồi sáng nói lớn: – Đồng ý cả hai tay. Có rủng rỉnh 600 đô trong túi, Lãng Du mạnh dạn khoác tay Heo May, đi hiên ngang y như vua Salomon cùng nữ hoàng Saten. Nhà hàng P.38 vào buổi tối đông nghẹt khách. Đa số thục khách ở đây là giới trẻ ăn chơi, nhảy nhót, tuổi trung bình từ 16 đến 66. Trước kia, nơi đây chỉ là một quán ăn nhỏ, có cái tên là quán: “Nửa Khuya”. Quán chỉ bán được vào khoảng từ 10 giờ đêm đến 4, 5 giờ sáng. Khách của quán phần đông là dân chơi bời, trác táng, mấy chị em ta và nhất là mấy tay đi uống bia ôm về khuya. Đã là quán của dân chơi thì lẽ dĩ nhiên là phải hấp dẫn thị hiếu của mọi người. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường. Quán Nửa Khuya thì tiếng lành tiếng dữ gì cũng có hết.
Có lẽ vì vậy mà quán càng ngày càng đông khách. Dân chơi đến càng nhiều. Rồi dân quê, dân dõm, dân ba làng cũng kéo đến cho có vẻ ta đây là dân chơi. Giữa lúc quán Nửa Khuya đang ở vào giai đoạn thịnh vượng nhất, thì đùng một cái xảy ra một trận đấu súng ghê hồn giữa hai nhóm băng đảng. Hậu quả là quán Nửa Khuya bị cháy rụi. Mọi người ai cũng bùi ngùi tiếc rẽ. Chỉ riêng lão chủ quán là vẫn tỉnh bơ. Dù sao thì hắn cũng là dân … chơi mà. Sau mấy tháng ăn ngủ, đi uống bia ôm mỗi tối. Lão chủ quán được hãng insurance bồi thường một số tiền khá lớn. Cầm tấm check gần hai trăm ngàn trong tay, lão làm một bài tính nhẩm chớp nhoáng. Chi cho hai nhóm du đảng mà lão mướn đêm hôm đó, mỗi nhóm năm xấp. Chi cho thằng bếp; đệ tử ruột của lão năm xấp xài chơi vì có công … đổ dầu đốt quán. Bỏ ra tám chục xấp để “biu lại một cái nhà hàng khác, to hơn, đẹp hơn, sang hơn cái nhà hàng cũ gấp mười lần. Tổng cộng hết một trăm xấp. Lão vẫn còn dư một trăm để bỏ băng xài chơi. Kể từ ngày đó, mọi người bắt đầu quen mắt với cái nhà hàng mới lộng lẫy, sang trọng với tấm biển hiệu bằng đèn néon. “Restaurant P.38”. Đang ngồi cụng ly nhau côm cốp bên trong quán, bỗng mọi người tự nhiên khựng lại. Mấy cái miệng đang há hốc chực ăn, chực nói cũng ngưng lại. Mọi con mắt đều đổ dồn về phía cửa quán khi Lãng Du và Heo May đang bước vào. Lựa một bàn nhỏ dành riêng cho hai người, chàng đưa Heo May đến ngồi, trịnh trọng gọi thức ăn. Thấy mọi cặp mắt đều đổ dồn về mình, Heo May hãng diện vô cùng. Nàng nghĩ người ngồi bên cạnh là một nghệ sĩ tài hoa, tiếng tăm lẫy lừng.